TUỔI GIÀ - TẬP 1 - Trang 93

Platon và Aristote có suy nghĩ về tuổi già và đi tới những kết luận trái ngược.

Quan niệm của Platon về tuổi già có quan hệ chặt chẽ với lập trường chính trị
của ông. Khi viết Nền cộng hòa (La République), ông đã chán ngấy, qua kinh
nghiệm, chế độ chính trị đầu sỏ, chế độ độc tài, và ông phê phán nghiêm khắc
con người, tập tục chính trị và tinh thần chung của nền dân chủ Athènes: ông
cho đó là một nền dân chủ vô chính phủ và phê phán tinh thần bình quân chủ
nghĩa. Nó ít tôn trọng năng lực. Ông quý mến “nền dân chủ” Sparte nhưng phàn
nàn Sparte lựa chọn làm thẩm phán, không phải là những người khôn ngoan
nhất, mà là những người do chiến tranh đào tạo. Theo ông, Nhà nước lý tưởng,
là Nhà nước đảm bảo hạnh phúc con người; nhưng hạnh phúc, tức là đức độ, và
đức độ xuất phát từ sự hiểu biết chân lý. Người ta chỉ có thể cai trị sau một quá
trình giáo dục phải bắt đầu từ tuổi thiếu niên và mang lại kết quả đầy đủ vào tuổi
50. Từ lớp tuổi này, người triết gia nắm bắt chân lý và trở thành người canh giữ
Nhà nước. Vì vậy, triều đại của “năng lực” mà Platon cầu mong, đồng thời cũng
là một chính quyền bô lão (gérontocratie). Triết lý của ông cho phép coi sự suy
tàn về thể chất của cá nhân chẳng là gì hết. Thật vậy, theo ông, chân lý của con
người là ở trong linh hồn bất tử của mình vốn có quan hệ thân thuộc với tư
tưởng: thân thể chỉ là một cái cớ - giả dối (faux - semblant). Lúc đầu, Platon cho
sự thống nhất giữa cơ thể với linh hồn chỉ là một thứ trở lực; về sau, ông nghĩ
linh hồn có thể khai thác cơ thể có lợi cho mình, nhưng không cần đến nó.
Những sự suy sụt của tuổi tác không đụng đến linh hồn; và thậm chí, nếu những
ham muốn và sức lực của cơ thể giảm sút, thì linh hồn càng được tự do hơn. Còn
trẻ khi viết Nền Cộng hòa (La République), Platon để cho nhân vật Céphale ca
ngợi tuổi già. “Những thú vui khác - thú vui của sinh hoạt cơ thể - càng giảm
sút, thì nhu cầu và niềm vui của tôi về tinh thần càng tăng thêm”. Và Socrate nói
thêm là người ta được học tập khi tiếp xúc với người già. Quả là - Céphale nhận
xét - khi cùng ngồi với nhau, phần lớn người già luyến tiếc những thú vui của
tuổi trẻ và than phiền về những sự lăng nhục của người thân đối với họ. Ông
nhắc lại rằng tuy vậy, khi nói về những chuyện tình yêu, Sophocle đã thổ lộ:
“Tôi cực kỳ thỏa mãn khi thoát khỏi tình yêu, như thể thoát khỏi một ông thầy
man rợ đến điên cuồng”. Céphale tán thành những lời nói ấy: “Tuổi già làm nảy
sinh ở ta một cảm giác thanh bình và giải phóng mênh mang”. Quan niệm duy
linh thể hiện ở đây hoàn toàn trái ngược với quan niệm của các tác giả trào
phúng về bản năng giới tính của người già: dục năng (libido) mất đi cùng với
sức mạnh tình dục; nhờ sự hài hòa này, người già đạt tới một sự thanh thản
không thể có ở những người còn bị bản năng giày vò. Mặc dầu vô số lời cải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.