TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 114

Ông không bao giờ sẵn sàng kiểm nghiệm lý thuyết trường đơn

nguyên của mình chừng nào còn khó có thể biểu thị nó ra bằng toán học.
Mặt khác, những sự phản ứng của ông không cho phép ông tham gia những
bước tiến của vật lý lượng tử. Hoàn toàn thoát khỏi chủ nghĩa lấy mình làm
trung tâm (égocentrisme), ông không coi sự thất bại, cảnh cô đơn của mình
là một tấn bi kịch chủ quan. Nhưng về khách quan, người ta hầu như hoàn
toàn nhất trí cho rằng ông đánh mất ba chục năm cuối đời vào những công
trình nghiên cứu vô bổ. Kouznetsov, người viết tiểu sử của ông, nhận xét là
một số quan niệm của Einstein trong những năm 40, ngày nay đã đạt tới độ
chín muồi của chúng, trong lĩnh vục vật lý lượng tử theo thuyết tương đối.
Ông kết luận là công trình phê phán của Einstein “chỉ ra những giới hạn
của cơ học lượng tử mà phía bên kia những giới hạn ấy hình thành những
lý thuyết mang tính cách mạng hơn”. Vì khoa học tiến lên trong lúc tự phủ
nhận mình để vượt lên trên mình, nên những người chậm trễ bao giờ về sau
cũng có thể được coi là những người tiên phong. Nhưng sự thật là vào cuối
đời, Einstein đã cản trở bước tiến của khoa học hơn là phục vụ khoa học.

Sự lựa chọn của nhà triết học là tuyệt đối khác sự lựa chọn của nhà

khoa học. Trong lúc nhà khoa học miêu tả vũ trụ từ bề ngoài, thì nhà triết
học cho là chính con người làm nên khoa học: họ muốn phản ánh mối quan
hệ giữa vũ trụ và con người được đặt ra với tư cách chủ thể. Nhà triết học
vừa ủng hộ vừa phản đối khoa học: chấp nhận khoa học chừng nào nó là
một sản phẩm của con người, nhưng không chấp nhận nó là sự phản ánh
của một hiện thực tồn tại tự thân. Khoa học không đặt vấn đề người mà qua
người đó và vì người đó khoa học tồn tại, tức là con người. Còn nhà triết
học, là người cho rằng con người được đặt thành vấn đề trong thực thể
mình, là người băn khoăn về thân phận con người xét một cách tổng thể.
Nhưng bản thân nhà triết học là một con người, là toàn thể con người: điều
mà nhà triết học muốn nói, là chính bản thân người đó, trong tính phổ quát
của mình. Khi Descartes nói: “Tôi tư duy...”, chính là Con người phổ quát
tư duy trong ông. Vì vậy, ông không cần tới một ai hết để nói và không “nợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.