TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 122

tác phẩm khác nhau, như cuộc sống đã làm nên họ. Sự vật đổi thay, chúng
ta đổi thay, nhưng không để mất hình tích của mình. Cội rễ chúng ta, quá
khứ chúng ta, trụ cột chúng ta trên đời vẫn bất di bất dịch: chính ở đấy
được xác định những mục đích chờ đợi chúng ta trong tương lai, những
việc phải làm, những điều cần nói. Người ta không thể tự bịa ra các dự định
một cách độc đoán: chúng phải được ghi nhận vào quá khứ chúng ta với tư
cách những đòi hỏi. Đó là điều Camus chỉ ra trong lời tựa Mặt trái và mặt
phải
: “Như vậy, mỗi người nghệ sĩ giữ ở tận tâm khảm mình một cái nguồn
duy nhất bồi bổ những điều mình làm, mỗi điều mình nói. Khi nguồn bị
cạn, người ta thấy tác phẩm ngắn dần, rạn nứt dần. Đó là những mảnh đất
bạc màu của nghệ thuật mà dòng nước vô hình không còn tưới tắm nữa…

Dĩ nhiên, tác phẩm không phát triển một cách máy móc cũng như một

cách hữu cơ từ một cái hầm chứa đựng nó tiềm tàng; nó kết hợp động tác
của cuộc sống qua những giai đoạn làm nó phong phú, hay chệch hướng,
giật lùi. Nhưng có thể nói nó được chương trình hóa bởi buổi ấu thơ của
chúng ta: chính lúc ấy, cá nhân tự tạo mình thành cái mà chủ yếu mình mãi
mãi là cái đó; chính lúc đó, cá nhân định hướng những việc mình sẽ làm.
Từ lúc còn trẻ thơ, Disraeli đã có ý định về sau làm bộ trưởng; Sartre từ
nhỏ đã quyết định làm nhà văn. Cuộc đời họ đã hướng theo và đã thực hiện
dự định ấy. Những người tuy mãi về sau mới sáng tác văn học nhưng không
phải vì vậy mà không phụ thuộc chặt chẽ vào những năm tháng đầu tiên
của mình. Chúng ta thấy rõ điều đó trong các tác phẩm của Rousseau:
những năm tháng ấy sống động trong con người chúng đã nhào nặn nên. Ở
tuổi 20, Rimbaud cho là mình không còn gì để nói nữa, còn Voltaire 80 tuổi
vẫn nói không biết mệt mỏi. Dẫu sao tác phẩm cũng có phạm vi giới hạn
của nó. Người cao tuổi có ý thức về điều đó, và thông thường − như trong
trường hợp Gide − cái đó làm họ nản chí, không theo đuổi sự nghiệp sáng
tác nữa trong thời gian vẫn còn có thể sử dụng được.

Thái độ im lặng của một số nhà văn cao tuổi còn có một lý do khác.

Thiên hướng của họ − như Sartre đã chứng minh trong trường hợp Genet
và Flaubert − do những mâu thuẫn trong đời tạo nên; họ thấy không thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.