Cách mạng Nga làm ông xúc động mạnh mẽ. Ông viết: “Bước quyết
định đầu tiên tới một tương lai tốt đẹp hơn sẽ là việc áp dụng các học
thuyết của Karl Marx. Chủ nghĩa hòa bình đã bị vượt qua”. Chiến tranh chỉ
cho ông thấy sự cần thiết của bạo lực, nhưng ông không dễ dàng chấp nhận
quan niệm này: “Tôi rất sợ sự kết thúc cuộc chiến tranh này không kết thúc
kỷ nguyên bạo lực. Muốn đảm bảo giải trừ quân bị trên toàn thế giới, cần
cuộc nổi dậy của các dân tộc...” Ngày 3 tháng mười 1918, ông viết: “Trái
với điều người ta nghĩ về người già, trái tim tôi trở nên mềm yếu hơn trước
kia và cuộc sống đối với tôi trở nên một nhục hình vĩnh viễn”.
Hiệp định đình chiến được ký kết, ông phấp phỏng hy vọng “chiến
tranh sẽ làm nảy sinh cách mạng thế giới” và ông khẳng định tấm lòng
khâm phục của mình đối với các Xô viết. Năm 1919, những cuộc đình công
và phong trào công nhân khuyến khích ông tin chủ nghĩa xã hội sẽ sớm
xuất hiện. Ông lại công khai xông vào cuộc đấu tranh, ông gửi một bản
hiệu triệu tới các cử tri: “Chúng ta chỉ chấm dứt cuộc đấu tranh giai cấp
bằng sự tiêu diệt giai cấp... Tất cả mọi thứ xô đẩy chúng ta tới chủ nghĩa xã
hội”, ông không ghi tên vào đảng Xã hội và đảng Cộng sản, nhưng có bạn
bè trong cả hai đảng. Năm 1922, trên tờ Nhân đạo, ông đăng bài Chào các
Xô viết, “bài tiểu luận đầu tiên của một chính quyền cai trị do dân và vì
dân”. Cùng với Barbusse, ông tham gia nhóm Ánh sáng. Nhưng trong thư
tín và chuyện trò, ông tỏ ra rất bi quan. Ông nghi ngờ số phận của mình sau
khi qua đời. Năm 1921, trong cuốn Cuộc đời nở hoa, ông dự đoán tương lai
một cách buồn bã. “Hậu thế của chúng ta sẽ không hơn hậu thế của những
nhà văn cuối cùng của thời Latinh cổ đại”. Ông nghĩ là châu Âu và nền văn
mình của nó sẽ tiêu vong: “Những thế lực tội ác thống trị thế giới”. “Châu
Âu chìm đắm trong sự man rợ”. Chủ nghĩa xã hội mà ông vẫn còn muốn tin
tưởng, hoàn toàn không còn là chủ nghĩa xã hội ông từng mơ ước. Theo lời
kêu gọi của Gorki, ông phản đối vụ án các nhà xã hội chủ nghĩa cách mạng
tổ chức ở Matxcơva. Ông không thể phủ nhận những giá trị nhân văn ông
từng trải qua: lòng khoan dung, nền tự do tư sản. Cách suy nghĩ cũng như
phong cách của ông đã lạc hậu. Ông tìm cách đi theo trào lưu của Lịch sử