chế Villeroy sau khi Romilly thất trận: “Ở tuổi chúng ta, đâu còn hạnh phúc
nữa, thưa ông thống chế”. Là một nhà vua độc đoán, ông vẫn giữ ngai
vàng. Còn một ông bộ trưởng hết thời thì không thể có vận may như ông.
Lịch sử để lại nhiều sự sụp đổ ầm ĩ. Và vì nói chung, nhà chính trị có nhiều
tham vọng nên khó lòng cam chịu sự thất bại của mình. Nỗi âu sầu của
Chateaubriand trong tuổi già bắt nguồn chủ yếu từ chỗ thấy mình bị đặt ra
ngoài cuộc trên lĩnh vực quốc gia, thấy thế là hết. Tôi thấy nghiên cứu kỹ
tuổi già của một số nhà chính trị, là điều thú vị; bao giờ đó cũng là một
cuộc phiêu lưu phức tạp liên quan tới quá khứ và trạng thái sinh học của cá
nhân, ảnh hưởng của các biến cố, những mục đích trái ngược của lịch sử.
Tôi xin nêu ba ví dụ trong đó yếu tố này hay yếu tố kia trong phạm vi ba
yếu tố ấy chiếm ưu thế.
Qua Clémenceau, chúng ta sẽ thấy là một con người suốt đời vẫn giữ
nguyên đường lối chính trị của mình thời trẻ tuổi, bị hiện tại vượt qua, khi
người ấy trung thành với quá khứ. Người ta vẫn thường nói: cần phải đổi
mới để giữ nguyên vẹn vẫn là mình, vẫn gắn bó với một hình thái dân chủ
nhất định, Clémenceau chuyển từ cực tả sang phía phản động, mặc dù phái
này không ưa gì ông do tiền sử của ông. Giá trị, tính cách của ông, và do
người ta cần tới ông, tất cả đã đưa ông lên tuyệt đỉnh vinh quang. Nhưng
ngay lập tức, ông bị rơi vào thế bất lực vì đời sống chính trị mới của nước
Pháp không còn có chỗ cho ông.
Được chọn để tiến hành chiến tranh vì ông đã tiên đoán nó và tuyên bố
là người ta đã chuẩn bị nó, Churchill đã không nỗ lực tới mức cần thiết để
gây niềm tin cho nước Anh khi được sống trở lại trong hòa bình. Vả lại,
ông không thể làm như vậy: ông đã không chuyển biến theo thời đại và
không nắm chắc những vấn đề mới được đặt ra. Nhưng điều làm cho tuổi
già ông âu sầu, chủ yếu là tình trạng suy sụt không thể tránh khỏi về sinh lý
học mà ông chống lại một cách điên cuồng nhưng dần dà làm ông suy sụp
hoàn toàn.
Vốn có sức khỏe tuyệt vời cho tới lúc qua đời, Gandhi tiến hành sự
nghiệp của cả cuộc đời ông cho tới thắng lợi: nền độc lập của Ấn Độ.