Lịch sử, điều mà một con người hành động có thể để lại cho hậu thế, chỉ là
ký ức về những gì người ấy đã làm và về gương mặt người ấy. Phần lớn
cho điều đó cực kỳ quan trọng. Bị rời khỏi chức vụ − và đôi khi ngay cả
trong lúc đang làm chức vụ − họ viết những tập hồi ký bao giờ cũng là
những lời tán dương bản thân mình, những lời công kích địch thủ và những
giá trị lịch sử thường phải bàn cãi. Họ biện hộ cho sự nghiệp của mình đối
với những thế hệ mai sau chống lại thời kỳ hiện tại mà họ cho là đã không
thật sự công bằng với họ.
***
Chúng ta thấy, hầu như trong mọi lĩnh vực, trừ một vài ngoại lệ rất
hiếm hoi − quan hệ giữa người già với thời kỳ họ sống trong đó, đã thay đổi
sâu sắc. Điều đó thể hiện qua từ ngữ kỳ lạ: “Thời tôi”. Thời kỳ mà người ta
cho là của mình, là thời kỳ họ hình dung và thực hành công việc của mình;
rồi đến một lúc, mà vì những lý do khác nhau như chúng ta đã thấy trên
đây, những công việc đã khép lại phía sau họ. Thời đại thuộc về những
người trẻ tuổi hơn thể hiện mình trong đó bằng các hoạt động của họ, và
làm nó sống động bằng các dự định của họ. Còn người già, không sản xuất
nữa, trở nên vô hiệu, thì tự xuất hiện đối với bản thân mình như một người
sống thừa. Cũng vì lý do ấy mà người già sẵn sàng quay về quá khứ: đó là
thời kỳ thuộc về họ, trong đó họ tự coi mình là một cá nhân trọn vẹn, một
con người sống.
Thời kỳ của họ, cũng là thời kỳ của những người cùng lớp tuổi họ.
Ngày nay, người ta ít chết hơn ngày trước. Ngày trước, một người đàn ông
50 tuổi, nói chung, thường chứng kiến cái chết của bố mẹ, chú bác, nhiều
anh và chị, chắc hẳn cả người vợ nữa và vài bốn đứa con. Cuộc sống là một
chuỗi tang tóc, và người sống già buộc phải sống cô đơn. Ngày nay, ở tuổi
50, nhiều người chỉ mới mất ông bà. Nhưng nếu sống tới 70, 80, người ta
chứng kiến cái chết của phần lớn người đương thời, và rơi vào cảnh cô đơn
ở một thế kỷ toàn những người trẻ tuổi. Ngay ở tuổi tôi, quan hệ giữa tôi và
các thế hệ khác cũng thay đổi; chỉ còn lại một thế hệ già hơn tôi, thế hệ này
cực kỳ thưa thớt và bị cái chết rình rập. Thế hệ tôi, xưa kia đông đúc, nay