TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 163

chết khiến nó có giá trị tới mức người ta muốn chết − mặc dù một vài
người muốn thoát khỏi cái chết. Cái chết không có gương mặt giống nhau
giữa những xã hội truyền thống − trong đó ông bố mong mỏi hậu duệ nối
tiếp sự nghiệp của mình − và các xã hội công nghiệp ngày nay. Tuy nhiên,
trong cái chết, có một yếu tố vượt qua lịch sử: trong lúc phá hủy cơ thể
chúng ta, nó tiêu diệt thực thể chúng ta trên thế giới

[46]

. Từ thời cổ đại đến

ngày nay, có những hằng số trong những bằng chứng mô tả thái độ người
già trước cái chết.

Thái độ ấy thay đổi theo tuổi tác. Sự biểu lộ ra cái chết làm trẻ em

hoảng loạn. Thanh niên không chịu nổi ý nghĩ về cái chết, tuy có khả năng
đương đầu với nó một cách tự do hơn những người khác. Họ chống lại nếu
bị người ta tước đoạt mất cuộc sống. Nhưng thông thường, họ không ngần
ngại liều mình với cái chết, gây nên cái chết. Tình yêu của họ đối với cuộc
sống được xây dựng trên cơ sở một sự hào hiệp có thể dẫn tới chỗ hy sinh
nó. Người trưởng thành thì thận trọng hơn. Họ gắn bó với những quyền lợi,
và trải qua những quyền lợi này, họ không chịu chấp nhận cái chết: gia
đình, tài sản sự nghiệp của họ sẽ ra sao? Họ thường không nghĩ tới sự chấm
dứt cuộc đời mình vì bị thu hút vào các hoạt động, nhưng họ muốn mạo
hiểm và họ chăm chú tới sức khỏe.

Đối với người già, cái chết không còn là một số phận khái quát và trừu

tượng: nó là một biến cố gần gũi và mang tính chất cá nhân. Edmond de
Goncourt viết trong Nhật ký ngày 17 tháng tám 1889: “Đúng thế, cái ý nghĩ
nhân nhượng vĩnh viễn cho cuộc sống, cái ảo ảnh phần lớn người ta sống
trong đó và tôi cũng từng sống trong đó cho tới hôm nay, giờ đây, tôi không
còn cái ảo ảnh ấy nữa”. Mọi người già đều biết chẳng bao lâu nữa mình sẽ
chết. Nhưng trong trường hợp này, biết là thế nào? Chúng ta hãy chú ý tới
hình thức phủ định trong câu vẫn của Goncourt: ông không nghĩ mình là
bất tử nữa. Nhưng người ta nghĩ mình khả tử là thế nào?

Cái chết thuộc cái phạm trù trong đó chúng ta sắp xếp tuổi già và được

Sartre gọi là những “cái không thể thực hiện nổi”; cái cho nó (pour-soi)
không thể đạt tới nó và cũng không thể vươn về phía nó; nó là giới hạn tận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.