TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 169

cuộc sống. Người ta nghĩ tới nó khi u sầu”; “không nên biết khi nào thì
mình sẽ chết”; “sẽ có một ngày phải chết”; “tôi nghĩ tới cái chết từ khi ở
đây. Lúc ở thành phố, tôi ít nghĩ tới hơn. Tôi không muốn kéo dài, không
muốn đau khổ”; “tôi thường nghĩ tới cái chết”; “dù giàu hay nghèo, ai rồi
cũng phải chết. Cuộc đời là như thế”; “cái chết làm người ta lo nghĩ. Có
những khi người ta chết còn trẻ hơn tôi”; “ai rồi cũng phải chết thôi”.
Những câu trả lời này thành thực tới mức nào? Người ta có thể nói dối vì e
lệ, để che giấu nỗi lo âu đối với bản thân mình, để tỏ ra có bản lĩnh. Nhưng
sự đồng nhất của chúng là có ý nghĩa. Hình như người ta thích cái chết hơn
là sự đau khổ. Người ta nhắc tới cái chết khi u sầu: hình như không phải cái
chết gây nên u sầu, mà chính cái chết tự bộc lộ ra trong cái phi lý đầy vẻ uy
hiếp của nó khi hiện tại tỏ ra đen tối. Nó không phải là một đối tượng lo âu.
Người ta lo âu về những hiện thực được xác định rõ rệt và thoát ra khỏi
chúng ta: sức khỏe, tiền bạc, tương lai gần. Cái chết thuộc một loại khác.
Do nó là một cái không thể hiện thực hóa, nó xuất hiện như một viễn cảnh
mơ hồ và không được xác định. Tính tất yếu của nó được nắm bắt từ bên
ngoài. “Giàu hay nghèo, ai rồi cũng phải chết”.

“Không nên biết khi nào thì mình chết”: câu trả lời này thật có ý

nghĩa. Nếu thời hạn được xác định và xảy ra tức thời, chứ không phải mất
hút trong một tương lai mơ hồ, thì ắt hẳn thái độ của người già sẽ không
giống nhau. Trong Alceste, Euripide nhận xét rằng người già than phiền về
cuộc sống và cho là muốn chết; nhưng khi “đến chân tường'' thì lẩn tránh.
Ông bố của Admète khăng khăng từ chối, không chịu xuống địa ngục thay
chân con. Lúc già, Tolstoï bảo đối với ông, chết chẳng sao, nhưng Sonia
bực mình vì những sự săn sóc của ông đối với sức khỏe. Trong Những giấc
mơ,
Rousseau viết: “Mọi người già đều thiết tha với cuộc sống hơn trẻ em
và ít chịu muốn chết hơn trẻ em. Ấy là vì sau khi mọi công việc đã được
làm cho chính cuộc sống ấy, cuối cùng, họ thấy họ đã phí công vô ích”.
Rousseau nghĩ là nên hưởng thụ hiện tại cứ không nên hy sinh nó cho một
tương lai bị chìm đắm trong cái hư vô. Sự thực, không phải vì bực bội đã
làm việc một cách vô ích mà người ta kinh hãi cái chết. Và không phải mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.