TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 171

CHƯƠNG BẢY

TUỔI GIÀ VÀ CUỘC SỐNG

THƯỜNG NHẬT

B

ị giảm sút, bị nghèo đi và chịu cảnh lưu đày trong thời đại mình,

nhưng người già vẫn là con người mình vốn là con người ấy ngày trước. Họ
có thể trước sau bằng lòng với hoàn cảnh ấy như thế nào? Nó dành cho họ
những cơ may nào? Họ chống chọi lại nó ra sao? Họ có thể thích ứng với
nó không, và bằng cái giá nào?

Vì mọi sự thẩm định (qualification) đều là một sự hạn định

(limitation), nên phải chăng có thể giả định rằng trong lúc tự phủ định
phẩm chất mình, cá nhân được lợi về mặt mở rộng ra về tầm nhìn đối với
thế giới? Họ được miễn lao động, không còn bị ràng buộc căng thẳng với
tương lai: và phải chăng lúc ấy, họ được hưởng một tình thế cho phép họ
nghỉ ngơi trong hiện tại? 80 tuổi, Claudel viết trong Nhật ký: “Hôm qua,
người này thở dài! Ngày mai, người nọ lại thở dài! Nhưng phải sống tới già
mới có thể hiểu cái nghĩa rạng rỡ, tuyệt đối, không thể phủ nhận, không thể
thay thế của cái từ này: từ ngày nay! Một số người cho là lúc ấy, chỉ riêng
việc được sống không thôi cũng đã cảm thấy là một hạnh phúc. Jouhandeau
viết: “Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình gắn liền với thế giới bởi một sợi dây
mong manh hơn, như thể mỗi lúc nó sắp đứt tung, nên tôi thấy còn sống là
niềm hạnh phúc tột cùng”. Và ông nói thêm: “Sống lâu, là một điều thật kỳ
lạ. Người ta không thiết gì nữa hết, nhưng lại nhạy cảm hơn với tất cả”.
Mauriac

[49]

cũng nói tương tự như vậy: “Tôi không thấy mình tách khỏi cái

gì hết, khỏi người nào hết. Nhưng từ nay, được sống không thôi cũng đủ
làm tôi bận rộn rồi. Cái dòng máu còn dồn lên bàn tay tôi đặt trên đầu gối,
tôi cảm thấy phập phồng trong người mình, ngọn triều dâng lên và hạ
xuống mà không phải vĩnh hằng ấy, cái thế giới gần chấm dứt ấy đòi hỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.