TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 175

P. Martin rời bỏ trường Đại học Stanford để trở thành “cố vấn chính” về
tuổi già. 65 tuổi, bà tập sử dụng một chiếc máy chữ; 77 tuổi, tập lái xe hơi;
83 tuổi, đi thuyền ngược Amazone. 99 tuổi, cùng với bốn nữ trợ lý 60 tuổi,
cụ tiến hành khai khẩn một trang trại hai nhăm hecta. Người phụ nữ già
người ta gọi là Ma Moses, không thích ứng với công việc tay chân lúc 75
tuổi, bắt đầu vẽ các bức tiểu họa. 100 tuổi, cụ hoàn thành tác phẩm nổi
tiếng nhất của mình, bức Tối Nôen. Cụ qua đời ở New York lúc 101 tuổi.

Những trường hợp trên đây là ngoại lệ. Chúng ta đã thấy là ngay bên

trong phạm vi hoạt động thường ngày của mình, cũng khó có thể vạch cho
mình những con đường hoàn toàn mới lạ. Vì vậy, muốn tự tạo cho mình
những niềm hứng thú, những mối quan tâm một cách độc đoán, là chuyện
ảo tưởng. Stendhal nhận xét: “Chỉ có những thú vui người ta được thưởng
thức trước 30 tuổi là có thể làm người ta thích thú mãi mãi”. Là người dành
nhiều thì giờ cho hội họa, Churchill vẫn than phiền: “Thật khó tự tạo ra
những mối quan tâm mới vào thời kỳ cuối đời”.

Chính vì lý do ấy, tuổi tác khiến người ta không còn thích thú học tập

nữa. Rất hiếm có trường hợp người ta muốn biết để biết, trong chốc lát, như
Socrate: bao giờ người ta cũng tìm cách để biết theo một viễn cảnh nhất
định. Nếu không thì để làm gì? Sự thiếu vắng dự kiến giết chết nguyện
vọng hiểu biết. Lúc đã cao tuổi, Saint-Evremont viết: “Thực ra, tôi tìm
kiếm trong sách vở những gì làm mình thích thú hơn là những gì bày dạy
mình. Càng có ít thì giờ để thực hiện các sự việc, tôi càng ít tìm cách học
hỏi ở chúng”. Rousseau có một nhận xét tương tự trong Những giấc mơ:
“Bị giữ lại trong phạm vi chật hẹp những tri thức cũ của mình, tôi không
được may mắn như Solon là có thể học hỏi thêm mỗi ngày trong tuổi già;
và thậm chí tôi phải tránh thái độ kiêu ngạo nguy hiểm là muốn học hỏi
những gì mà từ nay mình không còn có thể biết nữa”. Một trong những nét
nổi bật ở người già, là trạng thái không còn thèm muốn gì về trí tuệ nữa, tới
mức lúc 82 tuổi, Andre Siegfried nói: “Tuổi già chỉ là buổi suy tàn của lòng
hiếu kỳ”. Stuart Mill nói với chúng ta như sau về thân phụ ông: “Cụ cho
đời người là một chuyện buồn bã khi cái tươi mát của tuổi thanh xuân và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.