Những người mà tuổi già gặp may mắn nhất là những người có nhiều
mối quan tâm. Sự chuyển đổi, đối với họ, dễ dàng hơn đối với những người
khác. Khi không còn cầm quyền nữa, Clémenceau viết văn. Nếu có hoạt
động chính trị, một nhà khoa học ắt hẳn tìm cách làm việc khi hoạt động
chính trị giảm bớt. Ngay cả trong trường hợp này nữa, người ta cũng khó
có thể rời bỏ những gì vốn là trung tâm những mối quan tâm của mình. Đối
với phần đông chúng ta, xuất hiện một cái vòng luẩn quẩn: tình trạng không
hoạt động làm nguội lạnh lòng hiếu kỳ và say mê, và thái độ thờ ơ khiến
chúng ta thấy không còn lý do gì để hành động nữa. Cái chết len lỏi vào
trong ta và trong sự vật.
Có một niềm đam mê hình như dành sẵn cho người già là: tham vọng.
Không còn có ảnh hưởng đối với thế giới nữa và, vì vậy, không còn biết
mình là ai nữa, họ muốn tỏ vẻ “ta đây”. Họ không còn hình ảnh về mình
nữa: họ cố sức tìm thấy lại nó ở ngoài bản thân mình. Họ thèm muốn huân
chương, danh vọng, chức tước, cây kiếm viện sĩ Hàn lâm. Sức sống tàn lụi,
họ không còn biết sự phong phú của những ham muốn đích thực, những
niềm say mê nhằm một đối tượng hiện thực: họ đành tìm kiếm ảo ảnh. Ví
dụ nổi bật nhất là trường hợp Pétain, người mà từ 1925, de Gaulle cho là ẩn
chứa “hai hiện tượng đều mạnh mẽ nhưng mâu thuẫn nhau: sự thờ ơ của
tuổi già đối với mọi thứ và tham vọng của tuổi già đối với mọi thứ'. Thực
ra, hai nét ấy hoàn toàn không mâu thuẫn lẫn nhau, trái lại, giải thích cho
nhau; chính vì không thiết tha tới gì hết một cách cụ thể, nên người già
muốn có tất cả một cách trừu tượng, tức là bất cứ cái gì; muốn có tất cả,
bằng cái cách vô vọng như thế, cũng tức là không muốn gì hết. Người ta
tìm thấy ở những người còn rất trẻ hiện tượng nhập nhằng ấy. Antigone
d’Anouilh nói: “Tôi muốn tất cả, và ngay tức thì”. Sở dĩ như vậy là vì cô ta
chỉ có hai bàn tay trắng. Tôi nhớ lúc 18 tuổi, tôi viết một cách thiết tha
trong Nhật ký: “Tôi sẽ nói hết. Tôi muốn nói hết”. Trong lúc đó, tôi chẳng
có gì để nói cả. Khi trong lòng không có mối quan tâm nào, chút hiếu kỳ