TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 193

của cải người già tìm kiếm trong đó một chỗ ẩn náu chống lại lo âu, trở
thành đối tượng lo âu của họ. Đồng thời là một phương tiện phòng thủ, tiền
bạc thường cũng là một hình thức gây gổ đối với người khác. Người già trả
thù con cái bằng cách khước từ không giúp đỡ chúng về tài chính, hoặc
buộc chúng sống khổ cực nếu còn tùy thuộc vào họ: đó là dạng quyền lực
duy nhất họ còn giữ và họ lấy làm thích thú một cách ác ý khi buộc chúng
phải cảm thấy quyền lực ấy.

Vì lo âu, người già có những biện pháp khái quát và triệt để chống lại

những sự tấn công của thế giới bên ngoài. Họ không thể thủ tiêu thế giới
ấy, nhưng có thể giảm bớt quan hệ của mình với nó. Đối với nhiều người
già, sự ngờ vực kéo theo việc đoạn tuyệt giao tiếp. Về mặt tinh thần, họ khó
có thể tiếp thu tư tưởng mới. Nhưng họ cũng sẵn sàng tự khép kín mình lại:
mọi sự can thiệp của người khác đều hàm chứa một mối đe dọa. Lời nói là
một thứ cạm bẫy. Họ nghĩ là người ta muốn thao túng mình. Họ không
muốn nghe. Đó là lý do nhiều người già giả điếc; lời nói lướt qua họ chừng
nào họ chẳng có lợi ích gì để đón nhận chúng; ngược lại, họ đâm ra có khả
năng một cách kỳ diệu trong việc nắm bắt được chúng

[53]

. Chẳng những

điếc, mà họ còn trở nên câm, chí ít cũng đối với một số vấn đề. Đặc biệt,
đối với các nguồn kinh tế của mình, thì họ xảo trá, hay làm ra vẻ bí mật.
Càng ít biết về họ, người ta càng ít có thể can thiệp vào công việc của họ.

Họ còn thường tự khép kín mình lại một cách triệt để hơn; họ tự vệ

chẳng những bằng thái độ bề ngoài, mà còn cả bằng tình cảm nội tâm. Theo
lời nhà lão khoa Mỹ, Cummings, họ “tự giải ước” (se désengager) cho
mình, nghĩa là cắt đứt quan hệ tình cảm với người khác. Càng dễ bị thương
tổn về tâm thần, họ càng cảm thấy cần cắt đứt quan hệ ấy. Chúng ta không
hiểu chính xác vì sao như vậy, vì không hiểu rõ tuổi già ảnh hưởng ra sao
tới hệ thần kinh, nhưng sự thật là hệ thần kinh thực vật của họ không ổn
định, và về mặt này, họ giống trẻ em. Tính khí họ hay đổi đột ngột, cảm xúc
họ thể hiện ra ngoài quá mức, họ dễ dàng rơi lệ. Từ 73 tuổi, Goethe rơi
nước mắt vì một câu trả lời có hay “không”. Tolstoï lúc già khóc rất nhiều:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.