TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 243

Năm 1933, khi Hitler lên nắm quyền, Viereck, anh em họ của de

Kronprinz, công khai tán thành một bức thư trong đó de Kronprinz phủ
nhận những sự tàn sát chủng tộc. Freud gửi ông ta một lá thư phẫn nộ: “Tôi
chỉ nói với ông là tôi lấy làm tiếc ông đã hạ mình xuống ủng hộ những điều
dối trá thảm hại như những điều chứa đựng trong bức thư của lão hoàng
thân, anh họ của ông... Tôi rất lấy làm tiếc”. Tương lai thật đáng sợ: “Tôi
không còn cảm thấy lo lắng nhiều cho tương lai tâm phân học. Nó được
đảm bảo và nằm trong những bàn tay đáng tin cậy. Nhưng tương lai của các
con tôi, các cháu tôi thì có nguy cơ. Và sự bất lực của bản thân tôi thì thật
thảm hại!” Mặc dù lo âu và day dứt, năm 1934, ông bắt đầu viết cuốn sách
về Moise và đạo độc thần. Nhưng ông nghi ngờ chính bản thân mình. Ngày
2 tháng năm 1935, ông viết thư cho Zweig: “Từ khi không còn được hút
thuốc thỏa thích, tôi không còn muốn viết nữa... Hay có lẽ cái cớ này giúp
tôi ngụy trang tuổi già cằn cỗi của mình”. Và ngày 16 tháng năm, ông viết
thư cho Lou: “Tôi không biết mình còn có thể sáng tác được gì nữa không:
tôi không tin điều đó, nhưng chừng nào còn phải quan tâm tới sức khỏe thì
tôi không có cơ hội để làm gì nữa”. Và ngày 6 tháng giêng 1936, ông viết
cho Wittkowski: “Năng lực sáng tác của tôi khô cạn rồi. Quả là đã quá
muộn nên nó không thể quay trở lại nữa”.

Tình trạng bất lực về trí tuệ, những nỗi đau đớn và cuộc đấu tranh

chống lại một cơ thể suy tàn khiến càng ngày càng khó chịu: “Giá chỉ có
một mình – ông tâm sự với Jones − thì tôi đã kết thúc cuộc đời từ lâu rồi”.
Ông muốn chết: Tôi nghĩ mình đã phát hiện ra rằng nguyện vọng được nghỉ
ngơi vĩnh hằng không phải là một cái gì cơ bản và nguyên lai: nó biểu thị
yêu cầu thoát khỏi cái cảm giác không thích ứng với tuổi tác, đặc biệt là
trong những chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống”.

Tháng sáu 1935, nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày sinh của Thomas

Mann, ông viết thư cho ông này, nói rằng ông không chúc ông ta sống quá
lâu: “Theo kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ nên mong sao cho một số phận
khoan dung giới hạn cuộc sống chúng ta vào một thời hạn thích hợp”. Và
ngày 18 tháng năm 1936, viết cho Stefan Zweig: “Tuy tôi đặc biệt có hạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.