TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 272

PHỤ LỤC III

CUỘC SỐNG NHỮNG NGƯỜI LAO

ĐỘNG GIÀ

Ở CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

N

gười làm công chịu một phần đóng góp − nhỏ hơn phần đóng góp của

chủ − trong các nước tư bản. Nhưng ở Liên Xô (cũ) và các nước dân chủ
nhân dân, Bảo hiểm xã hội hoàn toàn do các tổ chức Nhà nước và xã hội
đài thọ, trừ ở Hungari, người lao động có chịu một phần đóng góp. Kinh tế
của những nước này được kế hoạch hóa, nên chính sách về tuổi già của họ,
nằm trong toàn bộ kế hoạch nói chung và không gặp cản trở vì tác động của
những quyền lợi riêng biệt. Nhẽ ra số phận người già ở các nước ấy phải
được bố trí tốt hơn so với ở các nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng tiếc rằng
hình như không phải bao giờ cũng như vậy.

Những nguồn thông tin của tôi là đa dạng. Đôi khi là những bản báo

cáo chính thức. Đôi khi là những thông tin do tư nhân cung cấp. Khó có thể
đánh giá một cách chính xác trong cả hai trường hợp này. Vì vậy tôi chỉ nêu
lên với tính chất giới thiệu, không bảo đảm hoàn toàn chính xác.

***

Ở Liên Xô theo những nguồn chính thức, tình hình là như sau đây.

Người ta tính có 20 triệu người trên 60 tuổi: xấp xỉ 10% dân số. Quyền Bảo
hiểm xã hội, ghi trong Hiến pháp 1936, vốn được thừa nhận từ ngày thành
lập chế độ xô viết. Việc áp dụng được từng bước mở rộng và cụ thể hóa.
Cho tới năm 1964, thành viên nông trường tập thể không được hưởng: họ
được bảo hiểm bằng quỹ tương tế. Năm 1964, một pháp chế xã hội đặc biệt
được thiết lập riêng cho họ. Xã viên hợp tác xã, nghệ sĩ, người ở, cũng
được hưởng một chế độ riêng biệt. Tất cả những người làm công ăn lương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.