TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 43

kịch của người già, thông thường là ở chỗ những gì họ muốn, họ đều không
thể làm được. Họ quan niệm, họ dự kiến; nhưng đến khi thực hành, thì cơ
thể chối từ; sự mệt mỏi làm tan niềm phấn chấn; họ tìm kiếm kỷ niệm trong
một mớ hỗn độn; tư duy họ rời khỏi đối tượng nó nhằm từ trước. Lúc ấy,
người ta cảm thấy tuổi già như một thứ bệnh tâm thần trong đó người ta
kinh hãi thoát ra khỏi bản thân mình − dù không có bất trắc bệnh ký.

Những nhà đạo đức học vốn ca ngợi tuổi già vì lý do chính trị hay tư

tưởng cho rằng tuổi già giải thoát cá nhân khỏi hình hài. Bằng một thứ bù
trừ, cái bị cơ thể đánh mất, tinh thần lại được. Platon viết: “Cặp mắt của trí
tuệ chỉ bắt đầu sắc sảo khi đôi mắt của cơ thể bắt đầu sút kém”. Sénèque thì
bảo: “Tâm hồn sẽ ở độ tuổi tươi tốt và hân hoan khi không còn nhiều quan
hệ với cơ thể nữa”. Và theo Joubert: “Những người tuổi rất cao, thì cơ thể
trở nên thanh khiết”

[10]

. Khi bắt đầu không còn sức cường tráng, Tolstoï tự

an ủi với những điều trái với sự thực (contre vérités): “Tiến bộ tinh thần của
loài người là nhờ người già mà có những người già trở nên tốt hơn và khôn
ngoan hơn”. Juliette tội nghiệp, lúc 71 tuổi, viết cho Hugo trong lúc muốn
thuyết phục ông về tình yêu của bà: “Tất cả những gì mà tuổi già lấy mất
của cơ thể tôi, thì tâm hồn tôi giành giật lại trong một sức thanh xuân bất tử
và tình yêu rực rỡ”. Nhưng từ 1878, bị ung thư gậm nhấm, bà chỉ còn cảm
thấy tuổi già là một sự suy sụp: “Tôi cố bíu lấy tình yêu của mình cũng chỉ
vô ích, tôi cảm thấy rõ rệt tất cả mọi thứ đều tan tác ở mình: cuộc sống, ký
ức, sức lực, lòng dũng cảm”.

Jouhandeau ca ngợi quá trình phong phú nội tâm mà ông cho là xảy ra

sau khi cơ thể suy tàn. Cơ thể càng suy sụt, thì tâm hồn càng được nâng
cao”. Như thế nào? Hướng tới cái gì? Ông không nói. Ông thuyết giáo sự
nhẫn nhục nhân danh thứ mỹ học nào: Phạm vi ánh mắt giảm dần. Đối với
chúng ta, cái chết đến từng bậc một, và trên trần gian này, chúng ta như đã
tách khỏi nó. Chúng ta chớ vì thế mà bực tức một cách khiếm nhã”.

Những lời nói vô vị theo thuyết duy linh ấy là khiếm nhã nếu chúng ta

xem xét cuộc sống thực tế của tuyệt đại đa số người già: chắc hẳn theo sau
cái đói, cái rét và tật bệnh, không có một chút lợi nào về tinh thần. Dẫu sao,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.