TUỔI GIÀ - TẬP 2 - Trang 67

là hèn hạ. Những giòng nước mắt, những tiếng kêu la của bà có thể được
dung thứ vì một mối tình chân thành và trọn vẹn.

Sự ghen tuông của Sophie Tolstoï thì mang một tính chất hoàn toàn

khác. Bà vốn luôn luôn không muốn chung giường với chồng và từ lâu biến
mối hờn giận này thành ghen tuông. Từ 1863, và đã ghi là ghen tuông ở bà
là một thứ “bệnh bẩm sinh”. Bà nhắc đi nhắc lại trong Nhật ký: “Tôi bị
lòng ghen tuông đốt cháy tâm can”. Bà đau khổ về vị trí “tương đối” của
mình bên cạnh một người đàn ông có nhân cách nổi bật, đau khổ về cuộc
sống ẩn dật, khắc khổ của mình. Bà khinh ghét cảnh nông thôn, và những
người nông dân. Những thời khắc hạnh phúc nhất của bà là lúc Tolstoï sáng
tác Chiến tranh và Hòa bìnhAnna Karénine: bà chép lại các bản thảo
của ông và cảm thấy gắn bó với ông qua sự hợp tác này. Khi ông thôi
không viết tiểu thuyết nữa, bà có cảm giác bị phản bội. Nhưng chủ yếu bà
không chấp nhận thái độ của ông về chuyện tiền bạc. Từ 1881, những mối
quan tâm về đạo lý và xã hội chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc sống của
Tolstoï. Ông muốn phân phối ruộng đất của mình cho nông dân và từ bỏ
những khoản tiền thu nhập về hoạt động văn học. Để khỏi trực tiếp dính
dáng tới công việc khai thác ruộng đất, ông giao việc quản lý cho Sonia.
Năm 1883, ông thỏa thuận cho bà tự xuất bản lấy các tác phẩm của chồng
sáng tác trước 1881 − năm “ra đời lần thứ hai” của Tolstoï − và bà lĩnh tiền
bản quyền tác giả. Để bù vào, Tolstoï thành lập cùng với Tchertkov, người
học trò yêu quý, nhà xuất bản Người Trung gian (Le Médiateur), xuất bản
với giá rẻ những công trình có chất lượng. Những sự sắp xếp này không đủ
đem lại cảnh bình yên trong gia đình. Bà trách ông hy sinh con cái cho
nông dân; ông ghét lối sống quá vương giả và thượng lưu bà bắt ông phải
sống. Ông viết cho bà: “Giữa chúng ta xảy ra một cuộc chiến đấu không
khoan nhượng”. Từ ấy, ông giao các bản thảo cho Macha, người con gái
đầu lòng. Sonia tức giận đến ngạt thở. Bà ghi lại: “Ông ấy giết tôi không
thương tiếc, gạt tôi ra khỏi cuộc sống riêng của ông ấy, khiến tôi đau đớn
khôn cùng”. Bà căm giận những người thân Tolstoï, đặc biệt là Tchertkov,
người được ông ưu ái. Tác phẩm Bản xônat Kreutzer, trong đó Tolstoï lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.