sự thật. Mẹ chẳng nhìn thấy gì, chẳng biết gì, sự thật đem mẹ đi đâu mẹ sẽ
đi đó.
Tôi khẽ hỏi "Anh có thức không đấy?"
- Có.
Tôi nói "Bây giờ hai thằng bé ấy đã chết rồi. Chúng giết cả hai đứa. Anh có
biết chuyện ấy không?"
- Tôi biết.
- Anh biết ở nhà đã xảy ra chuyện gì không?
- Có.
- Tôi nói lại anh có nghe không?
- Nói đi.
- Thế này nhé. Hôm thằng Bheki chết, tôi gặp người anh của Florence,
anh ruột hay anh họ gì chẳng biết. Ông ta là người có học. Tôi bảo ông ta
rằng tôi mong chúng đừng có dính vào – gọi là gì nhỉ? – vào đấu tranh. Tôi
bảo "Nó chỉ là đứa trẻ, chưa sẵn sàng được. Nó không bao giờ nên vì thằng
bạn mà dính vào chuyện ấy.
"Sau đó tôi lại nói chuyện với ông ta trên điện thoại. Tôi thành thật nói với
ông ta điều tôi suy nghĩ về tình đồng chí mà bây giờ hai đứa đã phải chết.
Tôi gọi đó là không khí thần bí của cái chết. Tôi trách những người thân
Florence và ông ta đã chẳng làm gì để khuyên chúng nên thôi đi.
"Ông ta lịch sự lắng nghe tôi nói, bảo là tôi có quyền góp ý kiến. Nhưng tôi
chẳng làm thế nào để ông ta nghĩ lại được.
"Nhưng bây giờ tôi tự hỏi tôi có quyền gì mà có ý kiến về tình đồng chí hay
bất cứ cái gì khác chứ? Tôi có quyền gì mà mong rằng Bheki và bạn nó
tránh xa những chuyện rắc rối? Hình như đó chỉ là ý kiến rơi vào khoảng
không, ý kiến chẳng làm ai xúc động, chẳng có nghĩa gì. Đã là ý kiến thì
phải có người khác nghe, cân nhắc, không phải vì lễ độ mà nghe đâu. Mà
muốn cho người ta cân nhắc thì ý kiến phải có sức nặng. Ông Thabane
không cân nhắc điều tôi nói. Nó không có sức nặng gì với ông ta. Ngay cả
Florence cũng không nghe tôi. Với Florence thì những gì tôi nghĩ trong đầu
hoàn toàn chỉ là sự bàng quan mà thôi, tôi biết thế lắm".
vercueil đứng dậy, ra sau cây đứng đái. Rồi tôi ngạc nhiên thấy anh ta quay