Florence nhặt chiếc vỏ chăn dưới đất, gấp lại để dưới chân giưỡng rồi trả
lời:
- Chẳng có ai đâu.
- Đêm qua thằng bạn của con cô có ở lại đây không?
- Có. Đêm tối nó không dám về bằng xe đạp, nguy hiểm lắm.
- Vậy nó ngủ ở đâu?
Florence nghĩ ngợi. "Ở nhà xe. Bheki với nó ngủ trong nhà xe".
- Làm sao chúng vào nhà xe được?
- Chúng mở cửa sổ.
- Trước khi làm thế, sao chúng không hỏi tôi?
Florence im lặng nhặt chiếc khay.
- Florence này, thằng bé đó định ở lại nhà xe ư? Chúng ngủ trong xe
của tôi hay sao?
Florence lắc đầu. "Tôi cũng chả biết. Bà phải hỏi chúng".
Bữa trưa, chiếc xe đạp vẫn còn đó. Hai thằng ấy đi đâu không rõ. Tôi ra
hộp thư thấy có chiếc xe cảnh sát màu vàng đỗ bên kia đường, trong xe có
hai người mặc đồng phục, người ngồi phía bên này đang ngủ, áp mặt vào
cửa kính.
Tôi ra hiệu cho người ngồi sau tay lái. Xe nổ máy, người đang ngủ bật dậy,
chiếc xe trèo lên hè rồi quay vòng đến chỗ tôi đứng.
Tôi tiếng họ bước ra ngoài xe nhưng họ vẫn ngồi im không nói gì, chờ tôi
lên tiếng. Một làn gió lạnh phía tây bắc thổi đến. Tôi kéo áo che cổ. Radio
trong xe lạo xạo. "Vier-drie-agt", tiếng một người đàn bà nói. Họ không để
ý. Họ còn trẻ, mặc bộ đồ xanh.
Tôi hỏi "Tôi có thể giúp được gì? Các anh chờ ai chăng?"
Bà có thể giúp được gì ư? Tôi cũng chả biết. Bà cứ nói xem, bà có thể giúp
chúng tôi được gì?
Tôi nghĩ bụng, vào cái thời của tôi, cảnh sát nói năng với phụ nữ rất lễ phép
chứ đâu có thế. Vào cái thời của tôi, trẻ con không đến trường học. Vào cái
thời của tôi ngày nay câu đó chỉ còn thấy trong những bức thư gởi đến toà
báo. Các cụ rất giận dữ, chỉ biết đặt bút viết câu đó, coi như vũ khí cuối
cùng. Bây giờ thì "vào cái thời của tôi" đã hết rồi. Nó đã trở thành quá khứ