trong cuộc sống.
- Nếu các anh định tìm hai thằng đó thì tôi xin nói là chúng đã được
tôi cho phép ở đây rồi.
- Bà bảo hai thằng nào?
- Hai thằng đến đây chơi chứ ai. Chúng là học sinh ở Guguletu.
Tiếng đài trong xe kêu òng ọc.
- Không đâu bà ơi. Tôi chả biết thằng nào ở Guguletu hết. Bà muốn
chúng tôi tìm hộ bà ư?
Họ nhìn nhau như có ý trêu chọc. Tôi nắm tay nắm cửa xe. Áo để hở, gió
lạnh lùa vào cổ, vào ngực. Tôi nói bằng giọng khinh khỉnh "Vào cái thời
của tôi cảnh sát không nói với phụ nữ như thế đâu". Rồi tôi quay lưng đi
vào.
Phía sau, đài trong xe lại quang quác như con gà mái. Có lẽ họ cố tình tạo
ra thế. Tôi không thèm để ý. Một giờ sau, chiếc xe màu vàng ấy vẫn còn đỗ
ngoài cổng.
Tôi bảo Florence "Thật tình tôi muốn cô đuổi thằng bé ấy về nhà. Nó sẽ
gây rắc rối cho thằng con cô đấy".
Florence đáp "Tôi không đuổi nó về được. Nếu nó đi thì Bheki cũng đi
theo. Chúng nó là thế". Cô ta chụm hai ngón tay giơ lên trời "Chúng nó ở
đây an toàn hơn. Ở Guguletu luôn có chuyện rắc rối. Cảnh sát bất ngờ ập
đến, bắn lung tung".
Chúng bắn ở Guguletu sao? Florence biết thế ư? Cô ta biết cả những
chuyện cách đây hàng ngàn dặm. Còn tôi chả biết gì hết. Những tin tức tôi
nhận được đâu có nói gì về những chuyện rắc rối, bắn giết. Đất nước này,
theo tôi biết, chỉ có những người láng giềng sống với nhau vui vẻ.
- Nếu chúng về đây trốn tránh những vụ đánh nhau thì cảnh sát đuổi
theo chúng làm gì chứ?
Florence thở dài. Từ khi đẻ đứa nhỏ, hình như trong lòng cô ta chứa chất
điều gì bất mãn. Cô ta nói "Thừa bà, xin bà đừng hỏi tôi. Tại sao cảnh sát
đuổi theo bọn nó, tại sao họ bắn và bỏ chúng vào tù? Xin bà đừng hỏi tôi
nữa".
Tôi nói "Thôi được, tôi không hỏi nữa. Nhưng tôi không muốn nhà này của