cho bà đâu.
Phản ứng của anh ta như cái tát vào mặt.
Tôi nói "Có những điều anh không hiểu được. Tôi không hề có ý định gọi
con gái tôi về. Tôi có nhớ nó nhưng không muốn nó về đây. Vì thế tôi mới
gọi đó là nỗi nhớ. Nỗi nhớ phải đi một đường dài, đến cùng trời cuối đất".
Anh ta đáng khen ở chỗ không bị hoang mang vì câu chuyện vô nghĩa ấy.
Anh ta nói "Tuỳ bà. Nếu bà không nói với con gái bà thì tuỳ bà".
Tôi nói "Anh có thể tin là tôi sẽ không nói với nó" (Sao tôi lại nói dối thế
nhỉ). Giọng tôi có cái gì đó không kiềm chế được. "Tôi muốn nhắc để anh
biết, đất nước này không bình thường đâu nhé. Dân chúng không được tự ý
đi lại".
Anh ta không thèm đỡ lời.
- Con gái tôi sẽ không về chừng nào mọi thứ ở đây được thay đổi. Nó
đã thề như vậy. Nó sẽ không trở về cái đất Nam Phi như nó, anh và tôi đã
biết. Chắc chắn nó sẽ không làm đơn xin với – có thể gọi họ là gì nhỉ? – với
những kẻ đó để xin phép về. Nó bảo nó sẽ về khi nào những kẻ đó bị treo
ngược lên cột đèn. Lúc đó nó sẽ tới để ném đá vào chúng và được nhảy
nhót trên đường phố.
Vercueil nhe răng cười toe toét, răng anh ta vàng khè như răng ngựa già.
Tôi nói "Anh không tin điều tôi nói, nhưng có lẽ một ngày kia anh sẽ gặp
nó và sẽ thấy. Nó rất sắt đá. Tôi không muốn nó phản bội lời thề".
Anh ta nói "Bà cũng sắt đá đấy chứ".
Rồi hai người im lặng. Có gì đó đổ vỡ trong tôi.
Tôi buột miệng nói "Nghe anh nói như có gì đó đổ vỡ trong tôi vậy. Nếu tôi
cũng sắt đá thì không có gì đổ vỡ như thế được". Rồi tôi không biết nói gì
hơn.
Mấy người đàn bà khi nãy chúng tôi gặp trong thang máy đi qua đó. Một
người đàn ông nhỏ bé mặc đồ xanh đội mũ trắng đi kèm. Anh ta đưa họ lên
xe rồi chở đi.
Vercueil hỏi "Con gái bà đã làm gì mà phải bỏ đi?"
- Nó không làm gì hết. Nó chỉ chán thôi. Nó không muốn về nữa. Nó
tìm một cuộc sống khác. Nó có chồng, lập gia đình. Làm như thế là tốt hơn