cả, có nghĩa hơn cả.
- Nhưng nó có quên đâu.
- Không, nó không quên. Nhưng tôi phải nói rằng người ta sẽ quên
dần. Tôi không thể hình dung được nhưng điều đó sẽ xảy đến. Nó nói "Tôi
sinh ra ở Châu Phi, ở Nam Phi". Tôi đã nghe nó dùng câu nói đó khi nói
chuyện. Hình như đấy chỉ là nửa câu đầu. Chắc còn nửa câu sau nhưng
không nghe nó nói. Thế là câu nói lơ lửng trong không khí như trẻ sinh đôi
bị lạc nhau vậy. "Tôi sinh ra ỏ Nam Phi và sẽ không bao giờ trở lại nơi đó
nữa". "Tôi sinh ra ở Nam Phi và một ngày kia tôi sẽ trở về". Chả biết câu
nào lạc với câu nào.
- Vậy nó là người biệt xứ.
- Không nó không phải là kẻ biệt xứ. Chỉ có tôi mới là người biệt xứ.
Anh ta đã biết nói chuyện với tôi. Đã biết nghe chuyện. Tôi chợt muốn
dừng lại, muốn bảo anh ta "Nói chuyện với anh rất vui!" nhưng rồi tôi im
lặng và lại ứa nước mắt.
Tôi không biết anh ta có con hay không. Tôi cũng không biết đàn ông có
nghĩ như vậy không. Nhưng khi có một đứa con trong mình, thì ta cho nó
cuộc sống của ta, nhất là với đứa con đầu lòng. Cuộc sống không còn đi
một mình nữa, cuộc sống không còn là của mình nữa, mà là của đứa bé. Vì
thế thật sự là ta không chết, ta chỉ đơn giản chuỷên giao cuộc sống, cuộc
sống đã có một lúc ở trong ta nay được để lại sau. Như anh thấy đó, tôi chỉ
là một cái vỏ mà con tôi đã để lại. Cái gì xảy đến với tôi không quan trọng.
Cái gì xảy đến với người già không quan trọng. Thật tình tôi không mong
anh hiểu cho một kẻ ra đứng bên lề cái lúc sắp ra đi cũng đáng sợ vậy. Dù
chỉ được chạm đầu ngón tay thôi, người ta cũng không muốn bỏ đi.
Lúc này Florence và con cô ta đã ra, đang đi đến chỗ chúng tôi.
Vercueil nói "Lẽ ra bà nên sang đó với con gái bà".
Tôi cười đáp "Tôi không đủ tiền đê sang chết bên Mỹ. Không ai có thể làm
thế, trừ người Mỹ".
Florence nhảy vào ngồi phịch xuống ghế sau, làm xe chao đảo.
Tôi hỏi "Có thấy nó không?"
Cô ta đáp "Có". Mặt cô ta lạnh tanh. Bheki bước vào ngồi cạnh.