Đáng lẽ tôi còn nói nữa nhưng lúc đó có tiếng cạch ngoài cổng và con chó
đã gầm gừ. hai những đàn bà, một người tôi nhận ra là chị của Florence, tay
xách vali bước vào.
Cô chị Florence lên tiếng chào. Tay chị ta cầm chìa khoá "Chúng tôi đến
lấy đồ đạc của Florence".
Tôi đáp "Vâng, được".
Họ vào phòng Florence. Lát sau tôi theo vào hỏi "Florence vẫn mạnh khoẻ
chứ?"
Cô chị đang mở ngăn kéo đứng dậy thở dài. Rõ ràng câu hỏi ngớ ngẩn của
tôi làm chị ta nhẹ người.
Chị ta nói "Không ạ, không thể nói là cô ấy mạnh khoẻ được. Không mạnh
khoẻ. Làm sao cô ấy có thể mạnh khoẻ được?"
Người đàn bà kia làm như không nghe thấy gì, tiếp tục gói ghém quần áo
của bọn trẻ. Trong phòng còn nhiều thứ khác không thể bỏ hết vào hai
chiếc vali được.
Tôi nói "Ý tôi không phải thế, nhưng thôi, không sao, tôi có thể nhờ cô đem
một thứ cho Florence được không?"
- Được, nếu không cồng kềnh lắm.
Tôi viết một tấm séc.
- Cô nói giùm với Florence là tôi rất tiếc. Nói là tôi rất tiếc, không thể
nói gì hơn. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến Bheki.
- Bà rất tiếc.
- Vâng.
Lại một ngày đẹp trời nữa. Vercueil có vẻ kích thích lạ thường. Anh ta hỏi
"Hôm nay là ngày đó ư?" Tôi nói "Phải". Thấy anh ta có ý sốt sắng với vẻ
không lành mạnh, tôi định nói thêm "Nhưng việc gì đến anh?".
Đúng, tôi đã nói hôm nay là ngày đó. Nhưng "cái hôm nay" ấy đã qua rồi,
và tôi không làm được như đã hứa. Vì chừng nào còn tiếp tục nói những lời
lê thê, chắc chắn tôi chưa thực hiện được điều tôi đã quy định. Thực ra cái
chết là kẻ thù lớn cuối cùng của việc viết lách, nhưng viết lách lại cũng là