tin, hàng phục và sùng ngưỡng. Song nó không phải là lòng thành kính theo
sau cái kiểu cách của các tín đồ và các mục sư, cách thức cung kính của
những người hành hương và những kẻ ăn xin ở thời Trung cổ, thành kính
với sự hàng phục vô điều kiện đối với một cảm giác phổ quát đã vượt quá
tất cả những lời thú tội. Gã cũng chơi âm nhạc tấu khúc trước Bach và cổ
khúc Ý đại lợi. Và tất cả âm nhạc này điều là trong linh hổn của nhạc sĩ:
nỗi khao khát, một sự chuộc tội thân thiết nhất với cuộc đời và một sự
buông xả dữ dội, một sự khẩn thiết nghe ngóng linh hổn hoang vu của một
kẻ nào, một sự chuếnh choáng hàng phục và rất đỗi hiếu kỳ về những phép
lạ.
Một lần khi tôi dõi theo gã đại phong cầm thủ sau khi gã rời khỏi nhà
thờ, tôi thấy gã bước vào một tửu quán nhỏ ở ngoại ô. Tôi không thể nào
cưỡng lại việc bước theo gã. Bởi vì đây là lần thứ nhất tôi cố thể thấy gã rõ
ràng. Gã ngồi ở chiếc bàn xa mãi góc căn phòng nhỏ. Gã đội một cái nón
phớt đen. Một hũ rượu vang đặt trước mặt gã. Mặt gã trông như tôi dã ngờ
ngợ như vậy. Gã xấu xí và hơi hoang dã, bướng bỉnh và hiếu kỳ, có tánh
khí bất thường và quả quyết, tuy vậy cái miệng gã có một phẩm chất dịu
dàng giống như đứa bé. Tất cả sức mạnh, và nam tính của gã tập trung ở
trán và cặp mắt của gã, trong khi phần dưới khuôn mặt thì đa cảm và không
chín chắn, không tự chủ và bề nào cùng rất dịu dàng. Sự lưỡng lự, cái cằm
giống như trẻ con xuất hiện trái ngược với cặp mắt và vầng trán – mà tôi
thích nhất là cặp mắt nâu sẫm đó, đầy kiêu hành và thù nghịch.
Không nói một lời, tôi ngồi xuống đối diện với gã. Chúng tôi là hai
khách hàng duy nhất trong tửu quán. Gã ném tôi một cái nhìn như thể gã
muốn đuổi tôi đi chỗ khác. Nhưng tôi không hề xê dịch đi, và trừng trừng
nhìn lại gã không chớp mắt mãi đến khi gã càu nhàu một cách bực bội.
“Trời ơi việc gì mà anh nhìn tôi dữ thế? Anh có muốn gì chăng?”
“Không, tôi không muốn gì ở ông cả,” tôi nói. “Ông đã cho tôi rất
nhiều rồi.”
Gã cau mặt lại.