– Ồ, đoàn thể ta phải vào trong kho mà nắm lấy súng chứ. Long Châu đã
đứng lên làm cách mệnh rồi, Long Châu đỏ mãi mãi chứ, phai mờ thế nào
được!
Thụ cười. Câu chuyện đến đấy thì cái đầu và râu ria ông khách cũng vừa
nhẵn gọn, khách đứng dậy, móc mấy xu trả rồi lại hùng hục, hấp tấp chạy ra
quảy gánh củ nâu và con trăn vào chợ.
Ít lâu sau, có người đến gọi Thụ vào làm công nhân xưởng chữa súng
huyện Long Châu.
Thụ rất sáng ý, đã biết qua máy móc lúc ở xưởng Nam Hưng bây giờ chỉ
học lỏm mà dần dà chữa được tất cả các loại súng trung liên, súng lục, cả
tạc đạn hóc. Đôi khi, Kỳ Lâm bí mật đem súng đến nhờ chữa. Có lần người
của Kỳ Lâm lại là một lính Quốc dân đảng, đầy đủ giấy tờ, gánh súng hỏng
đến tận xưởng. Thụ chỉ việc vào kho đổi súng tốt cho mang đi. Thụ có cảm
tưởng: khắp nơi, “'Long Châu vẫn đỏ mãi chứ, phai mờ thế nào được”. -
Đúng như Kỳ Lân nói.
Những ngày Long Châu đỏ sôi sục đã qua.
Nhưng Long Châu đỏ còn để lại trong Thụ những suy nghĩ và gợi ra cho
Thụ những dự định thật mới. Thu càng nhớ những chuyện đã nói với Hùng
dạo trước. Cách mệnh sẽ do chúng ta làm ên.
Quái, sao lâu không thấy Hùng ra. Thư nhắn cả Hùng và Tư mà bặt tin.
Mong quá.
Thụ đi làm mấy tháng, để dành tiền mua được xe đạp. Ngày nghỉ, Thụ
đạp xe khắp huyện, lên tận Bình Tường, giao du rộng. Biết tiếng Thụ giỏi
chữa súng, có khi bọn buôn lậu và kẻ cướp cũng tìm Thụ, nhờ chữa.
***
Đến hôm Hùng ra Long Châu, mới biết dạo trước Tư đã sang Hạ Đống
ngay lúc nhận thư Thụ. Háo hức qua, nửa đêm, Tư bơi qua sông Bằng,
quãng trên Tà Lùng. Gặp con lũ muộn, Tư cứ lội. Không ngờ, nước mạnh
quá, Tư chết đuối.