giới, nhất là những hội kín, làm cách mệnh, bên kia động tĩnh gì thì quan
quân Quốc dân đảng sang báo Tây, gặp đồn nào báo đồn ấy, báo ngay.
Người ấy bảo Mã Hợp:
– Không lo, Mã Hợp à. Anh Năm dặn lúc đi đường thì nhớ làm hiệu:
buộc cành bồ quân vào sau mui xe bên phải. Nơi nào chưa tin, giữ lại thì
đưa giấy này, sẽ qua được, nhất định thế.
Mã Hợp cất cẩn thận cái thiếp có dòng chữ “Lưu Minh Hạ Long Châu tu
giới xưởng” lên túi áo ngực.
Người ấy lại dặn:
– Đến Long Châu, hỏi Lý Phàn Len ở phô Lùng Hù Cái... Cứ thế, cứ thế
nhé...
Tối hôm ấy, cả xóm Lũng Nghìu đã biết Mã Hợp được tin anh Năm.
Ngày Thụ và Chi đi rồi ai cũng mong. Không phải chỉ vì hai người thanh
niên vui tính mà xóm Lũng Nghìu mong những người cách mệnh. Từ ngày
giặc Pháp chiếma, các vùng biên giới ở Lạng Sơn được chứng kiến, cứ mỗi
thời kỳ có cuộc khởi nghĩa chống Pháp không xong lại từng đợt người khắp
các nơi trong nước chạy lên phía bắc, vượt sang Trung Quốc. Người hai
bên biên giới lúc đầu chỉ biết đấy không phải là lái buôn. Họ không hút
thuốc phiện, họ có súng mà không ăn cướp, gặp ai cũng chỉ nói về chuyện
đánh thằng Tây. Thấy thế, người biên giới hiểu cách mệnh là to lớn và việc
chung thế ai cũng thương, khi nào có người cách mệnh đến thì vượt núi đưa
đi, tránh mắt thằng quan hai Đồng Đăng, cả bọn lính Quốc dân đảng cũng
không biết. Họ đưa người cách mệnh một chặng đưòng, rồi lại trở về cặm
cụi, mòn mỏi sinh sống trên mảnh rừng cằn cỗi, mù mịt. Khi có ngưòi cách
mệnh khác đến thì trong lòng họ lại thấy trở lại những mơ ước. Đến lúc
người đi rồi lại nhớ. Không biết gì về cách mệnh xa xôi, nhưng lòng mong
mỏi được gặp lại cách mệnh đã thành một ý nghĩ, một tình cảm đầm ấm
như ánh lửa sưởi và soi sáng trong lòng, năm nào, họ cũng đoán: cách
mệnh sắp trở lại. Nhưng vẫn chỉ thấy nhiều người đi qua. Khi nghe tin