Thụ và Chi đi. Người vượt biên giới hay chọn đi vào ngày gần Tết, cũng
có ý riêng. Áp Tết, cướp cũng vãn, khỏi gặp trắc trở, lính tuần thì có vẻ trễ
tràng. Đến lính tráng cũng bỏ tuần Phong, còn phải chạy chợ, lo cho miếng
ăn ngày mừng năm mới.
Đưòng lên biên giới cứ thuốn sâu vào những thung lũng nhỏ, mỗi lúc
một khép lại giữa hai gò núi. Ngọn đá lô xô như ai vừa giơ lên những ngón
tay thật cao, nhọn hoắt, tưởng gió thổi đương lung lay.
Hai người tạt sau núi, chỗ Cốc Nam. Cốc Nam chỉ cách Đồng Đăng chưa
đầy hai ki-lô-mét. Chỉ một bước chân đã đến đất Trung Quốc. Tuy nhiên,
Thụ cảm động, nghĩ: ta đang đi trên con đường tìm cách mệnh. Bởi vì, tuy
chỉ mới một bước chân, nhưng trong lòng đã nhất quyết và thấy khác hẳn
trước khi đi.
***
Các làng đương vào những ngày áp Tết.
Gặt xong, mọi công nợ bắt đầu trang trải. Trước nhất, thóc nhà khó vào
yên bồ nhà giàu. Trong làng, vẻ Tết đã dần dần hiện ra. Chưa phải chuyện
yên vui, mà những lo lắng đến trước. Con ngựa, là cái chân giúp người
kiếm ra tiền. Tết đến, nhà ai có ngựa thì phải buộc cái cây tiền ấy vào trong
tàu rồi đành ngày ngày đi cắt cỏ về cho nó ăn. Vào tháng củ mật này, con
ngựa chỉ chót quá chân gặm cỏ xế xuống chỗ ruộng thấp, cái đuôi ve vẩy
vừa khuất, đã có thể bị người ta dắt biến vào rừng. Người ăn trộm lúc nào
cũng vơ vẩn đứng sẵn đầu ruộng. Chẳng thế mà cứ sắp Tết, cả đến những
con bò, con trâu cũng biết sợ, chịu nằm yên trong chuồng đầu nhà và dưới
sàn. Người ăn trộm đi rình bắt trâu bò, bắt lợn cả đêm.
Tết đã đến.
Người buôn bán vào các làng bán rượu, bán muối, bán miến. Những
người đi gánh hàng thuê, quần xắn, cái nón “tờ” ngật ra đằng sau. Cái đầu
trọc nhấp nhô giữa hai chiếc túi chàm lớn đựng hàng. Bàn chân vấp đá, bật
ra bùn và máu. Người gánh hàng thuê vẫn ngày ngày lom khom xuống dốc
lũng, cố gắng, hòng kiếm ít lãi ăn Tết.