này có Hoàng Văn Thụ ở Văn Uyên là người giỏi của ta. Nhưng việc bí
mật, không dám hỏi ai.
Ăn cơm tối xong, Thông hỏi:
– Anh có ở Long Châu không?
Thụ đáp:
– Cũng có lần đi qua.
Thông lại hỏi, sốt sắng:
– Có phải anh là Hoàng Văn Thụ ở Long Châu năm trước không?
Thụ cười cười, đáp:
– Tên tôi là Vân, anh Thông à.
Thông không hỏi nữa. Nhưng vẫn ngờ ngợ.
Từ hôm ấy, Thụ ở luôn nhà Thông. Người Vũ Lăng ra Bò Tát có tò mò
hỏi, bảo là anh em ở Khẻo Mèo bên Trung Quôc về chơi, cả xóm ai cũng
khen Thụ người trẻ thế mà thành thạo, có hôm nằm tiêm thuốc phiện cho
ông cụ nhà Thông, đánh xái thật dẻo tay, rồi lại chuyện suốt đêm. Thụ
thuộc chuvện lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng. Thụ đọc bạch thoại, thạo
tiếng quan hoả, cả tiếng Bắc Kinh. Các cụ già trong làng biết tài, tìm gặp
Thụ để đấu chuyện, làm thơ, ra câu đối khảo chữ, bàn việc đời, rồi khen:
“Cháu này còn ít tuổi được ăn học những đâu mà khá lắm”.
Trong xó trẻ con chăn trâu, gặp Thụ, đã thành thói quen, lần nào cũng
đòi anh kể chuyện và xin bài hát. Trên gò chăn trâu bò ngoài bãi ngô, hôm
nào có Thụ ra cũng đều đông nhộn người và trẻ chơi. Rồi đứa nào tóc dài
thì ngồi xuống. Thụ loay hoay cạo đầu cắt tóc cho thật gọn, không nhôm
nhoam, không xát không chảy máu. Thanh niên cũng thích. Bờm đầu cho
các cậu, Thụ chỉ lấy kéo cắt, tanh tách một lúc mà được cái đầu khéo như
vừa cắt hiệu thợ cạo ở phố ăn chơi Đồng Mỏ.
Mà cũng hay, Thụ biết thật đủ chuyện. Làm bùa yểm, Thụ thuộc cả
những bài mo cúng gà to nhất. Thụ hát được những bài hát gốc then Cao
Bằng ở Hoà An. Ngày cúng hái hoa ở nhà cô then, Thụ uốn bàn tay xách