cút ở cột bờ núi. Trong hiên, chuồng gà, chuồng lợn, đến chiều lại nghe táo
tác, ủn ỉn - bấy giờ mới có người đi làm về cho ăn. Cái cày treo ngang đầu
cột. Con trâu gầm sàn gãi cái lưng bùn vào cột nhà. Bây giờ, dưới ấy đương
ra sao?
Trong kỷ niệm con người chỉ muốn đọng vào tháng giêng và tháng ba có
màu xanh và tiếng đàn then. Chứ thật thì bây giờ đương cuối tháng bẩy, sắp
vào mùa hái hồi. Cánh rừng dàn trước mặt, thơm khắp Khau Bây. Thụ đi
trong bóng hương hồi, một niềm vui dìu dịu, lẫn lộn, không hiểu vui từ lâu
hay vui mới thoảng đến. Tiếng động trong rừng vắng, nghe cũng đoán được
ở đâu, nhưng cũng không muốn biết kỹ.
Đằng kia, tiếng trẻ reo. Chắc ở đầu rừng đương có nhiều hàng quà. Bánh
bỏng, kẹo lạc, bánh nếp và nồi rượu bán dưới gốc hồi. Tiếng cành răng rắc
gãy. Có người ngã hồi... lại người ngã cành hồi. Thụ lại nhìn thấy đám
khiêng người ngã hồi. Năm nào cũng có người ngã lòi xương. Cành hồi thì
lúc nào cũng giòn quá.
Nhớ những ghê rợn ấy, bao giờ Thụ cũng nhớ chú Hai ngày trước coi
rừng hồi.
Thụ lớn lên đã thấy chú Hai ở Khau Bây. Bọn trẻ con cứ tưởng chú Hai
suốt đời một mình sống trên Khau Bây. Đến khi Thụ hiểu không phải như
thế, nhưng Thụ cũng không bao giờ cắt nghĩa được tại sao chú Hai người
gốc tận Kiến An xa vời lại lưu lạc lên rừng hồi Lạng Sơn. Chú Hai kể
chuyện cho trẻ con nghe nhiều đến nỗi không đứa nào nhớ đầu đuôi chỗ
nào nữa. Những câu chuyệôi nổi của đời người nghèo đã đem đám trẻ đi
xa, thật xa, mà chú Hai cứ đi một mình, thật là buồn. Chú Hai đã đi làm
phu cao su ở Hớn Quảng, lại ra làm thợ mỏ ở Mông Dương và chú còn đi
những chân trời góc bế đâu đâu nữa...
Nhưng bây giờ thì chú Hai như cái gốc cây mọc một chỗ, cái gốc cây
đau dạ dày, mỗi ngày một cơn quằn quại. Đến thế mà cũng không ở yên.
Những năm sau, chú Hai lại đi Bằng Mạc. Vì sao? Thụ cũng không biết.
Bây giờ có còn sống mà trông gôc hồi nhà ai? Trong tưởng tượng thời thơ
trẻ vẫn nhớ mãi lại một vùng rừng núi rất xa, tên là Bằng Mạc, đến nỗi khi