TƯƠNG LAI CỦA MỘT ẢO TƯỞNG - Trang 44

Không có một kháng cáo nào lên một tòa án ở trên toà án của lý trí. Nếu sự
thật của những giáo lý tôn giáo là phụ thuộc vào một kinh nghiệm nội tâm
vốn nó làm chứng cho sự thật đó, một người làm gì đây về việc nhiều người
họ không có kinh nghiệm hiếm hoi này? Một người có thể yêu cầu mỗi
người sử dụng món quà của lý trí mà mỗi người sở hữu, nhưng người ta
không thể dựng lên, trên cơ sở của một động cơ vốn chỉ hiện hữu vói một số
rất nhỏ, một bổn phận mà rối sẽ đem áp dụng cho tất cả mọi người. Nếu một
người đã đạt được một niềm tin không lay chuyển về thực tại chân thực của
những học thuyết tôn giáo từ một trạng thái xuất thần, vốn đã xúc động anh
ta sâu xa vô cùng, điều đó với những người khác có ý nghĩa gì không?
Nỗ lực thứ nhì là một nỗ lực được thực hiện bởi những triết lý của “Nếu như
”. Điều này khẳng định rằng hoạt động tư tưởng của chúng ta bao gồm một
số lượng lớn những giả thuyết mà không có căn cứ, và thậm chí còn là phi
lý, vốn chúng ta hoàn toàn nhận thức. Chúng được gọi là “hư cấu” [48],
nhưng vì nhiều lý do thực tế chúng ta phải cư xử “nếu như” chúng ta tin vào
trong những hư cấu này. Đây là trường hợp với giáo lý tôn giáo vì tầm quan
trọng vô song của chúng để duy trì xã hội con người [49]. Dòng biện luận
này không phải là xa cách khác biệt với “Credo quia absurdum”.
Nhưng tôi nghĩ rằng đòi hỏi được thực hiện bởi luận chứng “nếu như” là
một nhu cầu trong đó chỉ có một nhà triết học có thể đưa ra. Một người có
suy nghĩ không bị ảnh hưởng bởi những giả định của triết học sẽ không bao
giờ có thể chấp nhận nó, trong quan điểm của một người như thế, việc thừa
nhận rằng điều gì là phi lý hay mâu thuẫn với lý trí là không để lại gì để nói
thêm nữa.
Không thể mong đơi được ở ông rằng đích xác trong giải quyết những lợi
ích quan trọng nhất của mình, ông phải từ bỏ những đảm bảo ông đòi hỏi
cho tất cả những hoạt động bình thường của mình. Tôi nhớ đến một trong
những con tôi là một đứa đã được phân biệt lúc tuổi còn rất nhỏ bới một sự
thẳng thắn đơn giản rõ nét đặc thù. Khi đám trẻ con đã được kể cho nghe
một câu chuyện thần tiên và đã lắng nghe với chú ý say mê, em này sẽ tiến
lên và hỏi: “Đó có phải là một chuyện có thật?” Khi nói với nó là không, em
sẽ quay lưng lại với một cái nhìn đầy vẻ khinh thường. Chúng ta có thể hy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.