TƯƠNG LAI CỦA MỘT ẢO TƯỞNG - Trang 47

để ứng phó với nhau và với thế giới của họ, và chúng được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ sau chủ yếu qua giáo dục.
Văn minh là trạng thái của một xã hội đã phát triển phức tạp về văn hoá, kỹ
thuật và tổ chức; có các đô thị, tầng lớp xã hội, và chính phủ, trong đó con
người có những hiểu biết và kỹ thuật khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hiểu
theo nghĩa này, văn hóa chỉ là một khía cạnh của văn minh. Và có thể có văn
hóa tồn tại mà không có văn minh, nhưng một nền văn minh không thể tồn
tại mà không có văn hóa. Ngoài ra, một nền văn minh có thể bao gồm nhiều
hơn là một văn hóa.
Văn minh là một khái niệm tích cực, tĩnh từ “văn minh” được hiểu như có
văn hoá, giáo dục và có xã hội hoàn chỉnh trật tự. Đây là một từ cổ “civis”
chỉ một công dân La mã, một thành viên tự do của xã hội La mã trong các xã
hội cai quản bởi các chính phủ của đế quốc này. (Chúng ta dùng từ này theo
người Nhật (hay Tàu) dịch từ civilization, nhưng đừng quên nghĩa của nó
không ở trong văn hay minh của tiếng Tàu! Đừng tìm cách giảng giải văn là
gì, minh là gì, rồi văn minh là gì, ở đây không là chỗ của các ông đồ Tàu!).
Đối nghịch với văn minh là “dã man” – nghĩa của từ này là một từ gốc
Hylạp – “barbaros” – đầu tiên chỉ những ai không nói tiếng Hylạp, với
người Greek, tiếng không Greek, nghe như “bar-bar-bar”! Nguyên thuỷ cũng
đã có ý tiêu cực, những ai không là dân Greek, các nhà tư tưởng Hylạp thời
cổ đại đều đồng ý là họ chỉ đáng làm nô lệ trong xã hội. Đến thế kỷ XIX, các
nhà nhân loại học – dùng từ “dã man” – để đối lập với văn minh – chỉ những
xã hội còn chưa phát triển, hay chỉ tình trạng phát triển trong những thời ban
đầu của nhân loại. Thí dụ Engels dùng từ “barbarism” để chỉ thời kỳ con
người bắt đầu học cách nuôi gia súc, thực hành canh nông, còn “civilization”
là thời kỳ phát triển kỹ nghệ và mỹ thuật tiếp sau đó.
Trong cái nhìn của Freud, ông bỏ những tính chất cục bộ địa phương của
văn hóa, mở rộng nó và đặt nó gần đồng nghĩa với văn minh, ông cũng gạt
bỏ sự phân biệt thông thường, vẫn cho văn minh là vật chất, còn văn hóa là
phi vật chất. Như giải thích trên, Freud xem văn minh là giữa con người với
thiên nhiên, còn văn hóa là giữa con người với xã hội, với những con người
khác. Chúng đều là hai phương diện của cùng một tương quan – con người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.