Thập niên trước, khi chiến tranh lạnh giữa hai khối Nga và Mỹ vừa chấm
dứt, một tác giả S. Huntington tạo dư luận ồn ào vì ông nhắc nhở – xung đột
của nhân loại không chấm dứt đâu – lần này nó sẽ xuất hiện trong dạng
khác, đó là “xung đột giữa những nền văn minh” (clash of civilization) –
theo ông, đó là các văn minh: phương Tây, Nam Mỹ Latin, châu Phi da đen,
Islamic (Trung đông và bắc Phi), Tàu (Sinic), Ấn (Hindu), Đông âu theo đạo
Orthodox (có Nga), Phật giáo (Burma-Thai-Lao-Khmer) và Nhật.
Tôi nhắc để chứng minh, cho đến nay, vẫn có tác giả dùng văn minh và văn
hoá như đồng nghĩa – như Freud đương dùng trong tập sách này. Mặc dù,
tập sách và ý kiến của Huntington không có giá trị kinh điển, lâu dài, nhưng
cứ giả định như đó là một cách phân chia các khu vực văn minh cho bản đồ
nhân loại trong thế kỷ này. Chúng ta thấy sự phân biệt của ông chính yếu
dựa trên những gì chúng ta gọi là văn hóa; vì ông xếp Australia/N Zealand
với phương tây (Western) - nhưng ở phương Tây, ông xếp bắc Mỹ với Tây
Âu, còn nam Mỹ Latin đứng riêng.
Ở Châu Á - nước Nhật - đã học rất nhiều từ Tàu, bắt đầu qua Hàn - nhưng
nay đứng ngang riêng biệt, trong khi Hàn và Việt vẫn bị xem là những vệ
tinh của văn minh, văn hóa Tàu. Các quốc gia Burma-Thai-Lao-Khmer -
theo văn minh Phật giáo Nam phương - dù từ Ấn mà ra - nhưng vẫn độc lập
về văn hóa, có văn minh riêng. Ranh giới của Huntington tuy gọi là văn
minh, nhưng thực ra là văn hóa, và chủ yếu là tôn giáo, cho thấy quan điểm
của Freud vẫn còn được sử dụng. Về phần chúng ta, những điều này đáng
làm chúng ta suy nghĩ. Chúng ta không đặt nặng và quan tâm sâu xa với sự
độc lập văn hóa. Đặc biệt là tôn giáo, tín ngưỡng.
Độc lập sau một nghìn năm bị Tàu đô hộ, hơn một nghìn năm sau, cho đến
nay, chúng ta vẫn chưa rũ sạch được những nô lệ văn hoá từ phương Bắc. Từ
hai ba thế kỷ trước, chúng ta ngã gục trước phương Tây, khi họ đi xâm lăng
khắp thế giới. Chủ nghĩa thực dân phương Tây, trong nội dung có phần
không nhỏ của đạo Kitô. Chúng ta đã lấy xương máu trả lại mối thù của
thành bị phá, cửa biển bị chiếm, anh hùng hào kiệt bị bắt giết.
Nhưng còn những tôn giáo tàn độc đến từ cững bức, những tín ngưỡng mê
tín đến từ áp đặt, tuyên truyền tinh xảo, và văn hoá đầy chia rẽ, vọng ngoại,