là cha với con trai. Một người không thể không đặt câu hỏi khi quyển sách
được xem như cẩm nang cho đạo đức của phương Tây là quyển kinh Thánh,
trong đó nhan nhản những chuyện loạn luân đủ loại.
[14] superego – cùng với “ego” và “id” – là những từ của Freud, nay đã
thành rất phổ thông, thâm nhập sâu rộng vào mọi phương diện của đời số,
thành nội dung của folk cuture ở xa hội Âu Mỹ.
Ego: từ trong tiếng Anh để dịch Freud “das Ich”, hay còn dịch là “the I.”
Một trong ba phần của tâm thần (psyche), đây là phần đương đầu với thực
tại bên ngoài. Id: dịch từ “das Es”, hay“the It.” Phần này chịu trách nhiệm
với những thúc dục bản năng và hoàn toàn vô thức. Superego: dịch từ“Über-
Ich”, hay“over-I.” Superego đại diện cho những qui luật xã hội được cá nhân
và chủ quan hóa, nửa vô thức, nửa hữu thức; đây là phần bắt tôn trọng luật
lệ, phép tắc, … và áp đặt mặc cảm tội lỗi.
Cái-Ta-Lý tưởng hay superego đóng vai quan tòa, tự phê bình, một thứ
tương tự như lương tâm, đó là tích thành và kết quả của những giá trị phổ
thông tiếp thụ, học hỏi được từ giáo dục gia đình và xã hội, qua tôn giáo, cha
mẹ và nhà trường. “Id” là cái-Đó, một cái Ta-bản năng, ham muốn ích kỷ. Id
(wild desires - innate drives, now) và SuperEgo (ideal) cùng tác động trên
Ego (real) - vì những vai trò đối nghịch giữa Id và SuperEgo, nên Ego hiếm
khi được quân bình, nhưng luôn luôn ở trong trạng thái mâu thuẫn của
những dằng co, phân vân, tranh chấp, và đầy dồn nén, uẩn ức, khủng hoảng
nội tâm, tạo thành những hiện tượng thay thế, hay thăng hoa. Đây là một mô
hình của Freud về nhân cách (personality).
Ông còn một mô hình quen thuộc khác, trong mô hình này, dựa trên mức độ
ý thức, Freud chia não thức cá nhân vào thành ba lĩnh vực: ý thức, tiền-ý
thức, và vô thức, tôi tạm gọi ở đây là: cái biết sống động, cái biết không
sống động, và cái không-biết nhưng sống động.
Phần vô thức - cái không-biết nhưng sống động – là cống hiến mới lạ của
ông với tâm lý học phương Tây, lần đầu tiên con người nhìn vào nội tâm,
thấy những hố sâu thẳm – từ đó tác động đời sống chính mình – nhưng
không rõ hình dạng của chúng ra sao. Và đáng sợ hơn, là có lẽ chính tự thân
mình cũng, ít nhất đã, không muốn biết chúng là những gì, vì chính mình đã