TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - Trang 34

Trước áp lực cực lớn đòi loại bỏ nhóm khoa học gia dân sự “xúi quẩy” và giao
quyền kiểm soát chương trình không gian cho quân đội, tổng thống Dwight
Eisenhower vẫn giữ vững niềm tin vào giới dân sự và ra quyết định thành lập
NASA. Sau đó, tổng thống John F. Kennedy, để đáp trả chuyến bay vòng quanh
Trái Đất của Gagarin, đã kêu gọi xúc tiến chương trình đưa con người lên Mặt
Trăng trước cuối thập niên.

Lời kêu gọi làm cả đất nước phấn chấn. Bước sang năm 1966, Hoa Kỳ dành con
số khổng lồ 5,5% ngân sách liên bang cho chương trình Mặt Trăng. Như thường
lệ, NASA hành động cẩn trọng, hoàn thiện các công nghệ cần thiết để thực hiện
việc đáp xuống Mặt Trăng sau một loạt vụ phóng. Đầu tiên là tàu Mercury chứa
một người, sau đó là Gemini chứa hai người và cuối cùng là Apollo chứa ba
người. NASA cũng thận trọng làm chủ từng bước trong cuộc du hành vũ trụ.
Trước hết, các phi hành gia rời khỏi tàu và thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên ngoài
không gian. Tiếp theo, họ phải học thuần thục kỹ thuật phức tạp để ghép tàu của
mình với tàu khác. Tiếp nữa là bay vòng quanh Mặt Trăng nhưng chưa hạ cánh.
Và sau cùng, NASA mới sẵn sàng phóng các phi hành gia trực tiếp lên Mặt
Trăng.

Von Braun được triệu tập để giúp xây dựng Saturn V, tên lửa lớn nhất thời đó.
Đây thực sự là một kiệt tác kỹ thuật. Chiều cao của nó còn hơn tượng Nữ thần Tự
do 18 mét. Nó có thể nâng tải trọng 140 tấn bay vào quỹ đạo. Quan trọng nhất,
với tải trọng lớn, nó vẫn đạt tốc độ hơn 40.000 km/giờ - vận tốc thoát ly Trái Đất.

Khả năng xảy ra tai nạn chết người là điều NASA luôn chú ý đến. Tổng thống
Richard Nixon đã chuẩn bị hai bài phát biểu dành cho thông báo trên truyền hình
về kết quả của nhiệm vụ Apollo 11. Nội dung một bản là sứ mạng Apollo 11 đã
thất bại và các phi hành gia đã chết trên Mặt Trăng. Trong thực tế, kịch bản này
suýt nữa đã xảy ra. Vài giây cuối trước lúc mô-đun Mặt trăng hạ cánh, báo động
trên máy tính bỗng vang lên bên trong khoang chứa. Neil Armstrong phải dùng
tay điều khiển tàu và nhẹ nhàng đáp xuống Mặt Trăng. Phân tích sau này cho
thấy họ chỉ còn 50 giây nhiên liệu; khoang tàu suýt chút nữa đã rơi nhào xuống.

May mắn thay, ngày 20 tháng 7 năm 1969, tổng thống Nixon đã có thể đọc bài
phát biểu còn lại, chúc mừng các phi hành gia vì họ đã hạ cánh thành công. Cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.