dâm đãng! Bọn con hoang! Điều cần nhất là sự lương thiện và
lòng nhân ái thì các ngươi coi khinh! Không ai dạy dỗ, chỉ bảo, khai
hóa cho các người cả. Các người đi nhạo báng các bậc thầy! Vật dụng
ư
? Đáng lẽ là tôn giáo thì là vật dụng. Rồi các người sẽ phải trả giá
cho sự ngu dốt của mình.
- Thưa ông, ông cho tôi hỏi, hôm nay là ngày thứ mấy hả ông?
Một người khách đi xe điện hốt hoảng hỏi Vũ. Chàng giật mình,
chàng trả lời:
- Hôm nay là ngày thứ bảy, ông ạ.
- Chết! Đã thứ bảy rồi ư?
Vũ gật đầu. Tất cả sẽ rối rít cả lên, sẽ ân hận, sẽ cuống quýt
khi những cái mốc tận thế theo nhau lũ lượt kéo đến: ngày cuối
tuần, tháng cuối năm, cuối tuổi xuân, cuối đời, cuối thế kỷ. Khi
Thượng Đế hào phóng ban cho chúng ta sự sống thì chúng ta đã coi
thường nó thế nào, đã phí phạm nó thế nào! Rất nhiều người Việt
đã sống mà như chết vậy...
Khi Vũ coi văn học là một phương tiện để chàng khám phá cuộc
sống, khám phá mình, khám phá xã hội... chàng bỗng chợt nhận ra
bản thân mình, mọi người, cả xã hội xung quanh đều có vẻ yếu
đuối và không thành thật. Mạnh mẽ và thành thật... Rất khó đấy,
các bố ạ, các vị... Điều ấy văn học không làm được, nó chỉ phát
hiện ra thôi. Văn học Việt Nam, ngay buổi sơ khai của nó, giống như
một đứa trẻ nhỏ phải làm những việc quá sức, những việc không ra gì,
thậm chí phải làm việc chính trị là thứ việc cần nhiều phương pháp
ứ
ng đối khuynh hoạt. Người ta chú ý đến bộ mặt bên ngoài hơn nội
dung bên trong. Người ta soi gương, ngắm nghía, trau chuốt cho bộ
mặt mình: nào cạo râu, nặn trứng cá, tỉa lông mày; các cô gái bôi
son... Người ta chú ý thái quá đến bộ mặt bên ngoài, nói nhiều đến