chú Hoạt cầm tập giấy ghi kín đặc chữ gặp riêng bố tôi rụt rè: “Anh
ạ
, em muốn nhờ anh xem thử cái này...” Chú Hoạt đọc cho bố tôi
nghe những câu thơ vần vè gì đó về bầu trời và sông núi. Bố tôi
tím mặt lại, tôi chưa bao giờ thấy ông lại mất tự chủ đến thế. Ông
văng tục: “A... hóa ra mày làm thơ viết văn! Giời ạ! Thật là đồ chó...
Hóa ra nhà tôi lại có một văn nghệ sĩ nữa kia! Rõ phúc nhà tôi to
quá... Mày định viết văn làm thơ dạy ai kia chứ?”. Chú Hoạt vặn vẹo
hai bàn tay khổ sở, nước mắt trào ra: “Anh ơi, anh hiểu nhầm rồi!
Em đâu có định dạy ai mà em bộc bạch!”. “Lại còn bộc bạch nữa kia -
Bố tôi cười nhạt - mày định ca thán, oán trách chúng tao chứ gì?
Mày định chê bai chúng tao chứ gì. Giời ơi, thật là nuôi ong tay áo,
nuôi cáo trong nhà... Vô phúc! Thật là vô phúc cho cái nhà này!”. Bố
tôi xé tập giấy, di xuống đất, rồi lại nhặt ném vào mặt chú Hoạt.
Từ bé đến giờ, chưa bao giờ tôi thấy bố tôi nổi giận điên cuồng
như vậy! Hình như việc làm dại dột của chú Hoạt động đến một cái gì
sâu thăm từ trong lòng bố tôi, ta vẫn gọi là từ sâu trong “thâm căn
cố đế”, ở đấy có cả lòng căm hờn sâu sắc của đêm với ngày, của
nước với lửa, có cả sự xúc phạm đố kỵ, có cả nỗi buồn tủi chán
chường, có cả sự ê chề đau đớn, trên hết là nỗi sợ hãi - vâng, chính
xác là nỗi sợ hãi ghê gớm, với một thế giới khác thường, một đối thủ
khác thường mà mấy dòng chữ vớ vẩn kia chỉ là một bức thông điệp
giao chiến chết chóc đầu tiên gửi tới. Bố tôi dạy học, suốt đời ê a
những con chữ như người tụng kinh gõ mõ, ông cũng chưa bao giờ đặt
ra câu hỏi về cuộc sống này... Nay chú Hoạt, cái thằng thọt chân,
một gã chăn bò, một đồ thừa lại đi vần vè về bầu trời và sông núi,
đặt ra câu hỏi cho toàn bộ cuộc sống của ông, của cả gia đình! Như
người ta nói, thế là “cốc nước đã tràn”, bố tôi thẳng thừng đuổi chú
Hoạt đi. Mẹ tôi sợ hãi, ngày thường mẹ tôi vẫn ca thán về chú Hoạt,
nhưng lần này mẹ tôi lại đứng ra bênh vực chú, mẹ tôi cầu xin bố
tôi xem lại, mẹ tôi xin bố tôi rằng chớ có nhẫn tâm như thế, rằng
tình anh em máu mủ ruột già... Bố tôi dứt khoát không chịu. Thế là
chú Hoạt quay đi, chú quỳ trước sân vái vọng vào nhà. Bố tôi ném cả