cả người nước ngoài xem nữa. Hòa thượng đang nói gì đó về văn
chương và đạo. Ông nói:
- Văn chương thật gần gũi với đạo vậy. Có mà không. Không mà
có. “Hữu” và “không” là hai phạm trù của ý thức. Nếu người ta bên
ngoài mê chấp vào tướng thì tà kiến phát sinh: “Người này mà làm
văn chương ư? Người kia mà có đạo ư?” Nếu người ta bên trong mê
chấp vào “không” thường hay chê bai văn chương kinh văn, cho
rằng Phật pháp chỉ dùng lời nói thẳng chứ không lập văn tự rườm rà,
không cần đến văn chương văn tự làm gì. Đã nói không cần đến
văn chương văn tự thì hóa ra con người ta cũng không cần dùng
đến cả lời nói nữa ư? Chúng ta biết rằng lời nói chính là tướng của
văn tự. Tạo hóa đã sinh ra thế. Tự mình mê chấp thì không kể gì
nhưng chê bai kinh văn cũng là tội chướng. Cũng cần phân biệt văn
chương của phàm phu và của thánh nhân. Đừng chê mắng vội mà
nên phân biệt để xem nên phải đọc gì, học gì. Nhiều kẻ mê chấp
hình tướng bên ngoài, dùng cách này hay cách khác truy cầu chân
lý, cứ biện luận suông về “hữu” và “vô”, coi thường trước tác kinh
văn thì cũng không thể sáng tâm thấy tính. Nếu coi văn chương
cũng là hình thức tu luyện, cũng là một trong muôn pháp thì người ta
cũng không phải quá rối lòng...
Ngồi nghe một lúc, bố tôi bảo tôi: “Hóa ra chú Hoạt theo nghiệp
văn chương cũng là một kiểu tu hành mà thôi, mà đã tu hành thì việc
dứt bỏ trần tục là thường, ta cũng không nên truy tìm rốt ráo... Thôi
thôi, cầu mong sao để cho chú ấy an lạc sáng tâm thấy tính, đi
theo chân lý lựa chọn của mình.” Ra khỏi chùa, hai bố con tôi đi mua
vài thứ lặt vặt sau đó về nhà. Từ đấy, ở nhà tôi cũng không ai nhắc
gì đến chú Hoạt nữa... Chuyện ấy xảy ra cách đây hơn chục năm
rồi.
- Ông uống bia đi! Đấy! Ông hỏi về cái chân dung mờ mờ treo
trên tường kia là ai thì đấy chính là chú Hoạt... Nào! Một trăm