(theo lời cô nói) “bọn đàn ông đi qua đời tôi đều là những kẻ tầm
thường, dung tục “Độc thân không vợ đã buồn. Độc thân có vợ lại
càng buồn hơn”. Tôi sống với những quyển sách vì tôi muốn giữ
cho mình sạch sẽ. Tôi dâng trọn mình cho tri thức”...
Cô giáo Hường hôm nay tiếp tân ở nhà, một việc có lẽ hi hữu.
Khách là một nhà văn nữ người Pháp, bà này đã từng được giải
thưởng Gông-cua. Có khoảng chừng mười nhà văn và giáo sư bạn của
cô giáo Hường đến dự.
Bà nhà văn đi cùng với một ông tuỳ viên văn hóa sứ quán. Ông này
rất lịch sự, luôn để mắt chăm sóc bà nhà văn. Vị khách trứ danh
này mệnh hệ thế nào thì hẳn ông ta mất chức.
Năm đứa con gái chúng tôi trổ tài nấu nướng. Cô giáo Hường rất
kỹ tính, các món ăn đều ngon lành, tao nhã. Trong bữa tiệc, giáo sư
Lê hỏi bà nhà văn:
- Thưa bà, làm thế nào mà bà vớ được một giải thưởng đáng giá
như thế?
Bà nhà văn cười:
- Có lẽ vì gặp may thôi, ông ạ. Người ta đã chọn hai ông nhà văn
khác. Đã có hai phe ở trong hội đồng xét giải, mỗi phe ủng hộ một
ông, chẳng bên nào chịu bên nào. Cuối cùng, để tôn trọng nhau, sau
khi đã cãi vã với nhau hết nước hết cái, người ta chọn tôi là một nhà
văn dự bị. Tôi ngẫu nhiên trúng! Thật đúng như người Việt Nam vẫn
nói: ở hiền thì lại gặp lành!
Mọi người đều cười. Câu chuyện lõm bõm lọt vào tai “bọn ô-sin”
chúng tôi đang ngồi ăn vụng dưới bếp. Chiều xuống dần. Tôi
rất thích những ánh nắng còn sót lại cuối giờ chiều, thứ ánh
nắng rất loãng, có pha chút uể oải và hơi hiu quạnh. Nó gây ra cảm