Không, tôi chẳng bao giờ đeo kính. Mắt tôi rất tốt. Có lẽ giáo sư
Lê đã nhầm tôi với ai đó. Tuy thế, tôi không cãi lại ông.
- Em có bao giờ nghĩ rằng tuổi thanh xuân là một báu vật nhưng
rất mong manh hay không?
Ông ta đang hỏi gì, tại sao ông lại hỏi thế? Tôi cảm thấy giáo sư
Lê đang tán tỉnh tôi, điều ấy khiến tôi đỏ bừng cả mặt. Tôi đã 22
tuổi, tôi đã là một thiếu nữ. Ở tuổi tôi, tất cả những câu chuyện của
đàn ông dù đứng đắn kiểu gì cuối cùng cũng hay quay trở về trò
quấy rối tình dục. Đấy là sự thật, là sự trớ trêu của thói đời.
Trên đường về, giáo sư Lê đi cùng mấy đứa con gái chúng tôi.
Ông có vẻ bịn rịn khác thường. Ông mời chúng tôi mỗi người một ly
kem. Chúng tôi nói chuyện linh tinh. Giáo sư Lê nói:
- Chúng ta tìm tòi, hiểu biết, để cố gắng thoát ra khỏi vô minh.
Trong khi đó, vô minh là trường cửu, là vĩnh viễn. Học vấn, tri thức
hoá ra nực cười. Chúng ta đều sống không lâu trên mặt đất này, hà
tất phải đau khổ như vậy, đắn đo như vậy? Tôi chỉ mong mỗi ngày
sống là một ngày hoan lạc. Không ai cũng dễ làm được như thế.
Đầu tiên là phải gạt bỏ ý thức, đừng có nghĩ ngợi gì nhiều... Rồi gì
nữa... Rồi phải có tiền...
Giáo sư Lê nhìn ra phía xa xa, ông chìm đi trong những ý nghĩ nội
tâm. Tôi bỗng thấy thương ông như thương một người sa cơ lỡ vận.
Sống thôi! Chớ có băn khoăn gì về đời sống. Tại sao những người
lớn tuổi cứ hay lo sợ thái quá về tương lai trong khi thực tế chẳng
hề có tương lai nào? Đã chắc gì ngày mai đã tốt hơn bây giờ, hiện
hữu này, khoảnh khắc này và cảm giác này?
Tôi về nhà trọ, vào trong buồng tắm. Đầu óc tôi nhẹ tênh.
Nước mát lạnh. Tôi tắm rửa rất lâu, rất kỹ. Thân thể tôi như một
ngôi chùa thanh khiết, tất cả đều sạch sẽ, thơm tho, ngay ngắn,