TƯỚNG VỀ HƯU - Trang 320

Chị Hỷ, vợ anh Lai (xuất thân thợ dệt) tính rất chu đáo đã mua

vé tàu hoả, thuê nhà, chuẩn bị thức ăn chu đáo cho mười ngày nghỉ
Tết, mọi người chẳng ai phải mó tay vào.

- Không thiếu thứ gì! – Chị Hỷ vui vẻ bảo tôi – Chú sẽ được ăn

Tết như ở nhà mình.

Gia đình anh Lai có năm người: hai vợ chồng anh, cháu Quang

đang du học ở Mỹ (đại học Duke) về nghỉ Tết, cháu Vân đang học
lớp 12 trường Chu Văn An Hà Nội và Yên, cô “ô-sin” người vùng đạo
gốc Bùi Chu.

- Chú là nhà văn danh tiếng nhưng nghèo – Anh Lai bảo tôi –

Nghề của chú chẳng phải là nghề. Đó là nghiệp chướng. Đọc, đi,
viết là ba công đoạn mà tay nhà văn nào không làm được thì đừng
nói gì đến có tác phẩm. Không đọc, không đi thì viết thế nào?
Nhưng không có tiền thì chịu. Chuyến đi Sa Pa này vợ chồng tôi
“bao” hết, chỉ mong chú viết được cái gì hay hay đóng góp cho đời.
Vợ chồng tôi chọn Sa Pa cũng là vì chú! Ngày xưa, Khổng Tử du
ngoạn Thái Sơn có nói được câu chí lý: “Người nhân từ yêu núi, người
có chí yêu nước”. Nhà văn phải là người nhân từ, phải là người nhân
nghĩa, nhân văn...

Tôi nghe. Tôi đi cũng là vì nể anh Lai. Nhân từ gì tôi không biết,

ngày trẻ tôi đã ở miền núi Tây Bắc mười năm, miền núi tôi chẳng
lạ gì. Nhưng thôi, một chuyến đi du lịch, một cái Tết xa nhà cũng
tốt cho tôi: ở nhà toàn khuôn mặt cũ, những đứa con tôi đã lớn,
chúng không cần tôi nữa, tôi và danh tiếng hão của tôi đã là gánh
nặng cho cả gia đình...

Chúng tôi lên Sa Pa vào 25 Tết. Chị Hỷ thuê một biệt thự riêng.

Mọi người ai nấy đều như chim sổ lồng: anh Lai đi thăm vùng
trồng hoa với bạn học cũ là phó chủ tịch thị xã, cháu Quang và cháu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.