mình, càng không ngờ lại có phúc có pho tượng ấy. Mọi người trong
nhà anh Lai xuýt xoa, ai cũng sờ nắn, xem xét, không muốn rời tay.
Buổi tối, dưới ánh đèn pho tượng trông thật rạng rỡ. Xem xét kỹ,
ai cũng thấy rõ ràng đây là một pho tượng quý. ở dưới đĩnh vàng, có
hình Thái thượng lão quân đắp nổi và chữ “Bình an lo”. Ý nghĩa của
pho tượng là hãy đi trên con đường bình an, lắng nghe âm thanh
trong lòng, đấy là con đường mà Quan Thế Âm Bồ tát chỉ lối đưa
đường. Anh Lai và chị Hỷ áng chừng đây là pho tượng đồng có thể có
từ thời nhà Thanh Trung Quốc. Tôi không nghĩ thế bởi xem xét
kiểu chữ khắc trên đó thì có thể nó có muộn hơn. Sau phong trào
Ngũ tứ và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, người ta cải cách chữ
Hán. Lúc này tinh thần dân tộc của người Trung Quốc lên cao,
nhiều thương gia xuất hiện cố gắng vươn ra thế giới. Rất có thể
đây là pho tượng của một thương gia thành đạt thời ấy. Song, đây
cũng có thể là pho tượng của một người Việt Nam nào đó làm ra. Tôi
đã từng đến xem các lò đúc đồng ở Huế, ở Hà Nam, ở Hà Nội và
rất thán phục nhiều tác phẩm điêu khắc kỳ khu của họ. Muốn
biết rõ lai lịch của nó phải chờ khi về Hà Nội hỏi các chuyên gia. Tôi
không phải là người chơi đồ cổ, những thứ thế này tôi chẳng biết
gì.
Đêm 30 Tết, chúng tôi ngồi đón giao thừa. Pho tượng đặt giữa
bàn ăn thắp nến. Một bầu không khí thiêng liêng và bình an làm
cho ai nấy đều xúc động, muốn xích lại gần nhau hơn.
Anh Lai chúc mừng tôi. Anh nói:
- Năm mới, “quý vật gặp quý nhân”. Chắc là con đường phía trước
của chú sẽ bình an may mắn.
Tôi cười như mếu. Tôi không còn trẻ. Tôi không hy vọng gì
nhiều ở phía trước. Với tôi từ lâu “cuộc chơi đã kết thúc rồi”. Tôi