Ngũ Hồ loạn Hoa. Về cuối nhà Ngụy, triều chính rối ren, lại chia làm hai:
Đông Tấn, Tây Tấn. Một bên bị Cao Dương con Cao Hoan cướp ngôi, đổi
hiệu nước là Tề, một bên bị Vũ Văn Thái lật, thay hiệu nước là Chu. Chu
diệt luôn Tề, Bắc triều thu về một mối.
Thời Chu xuất hiện Dương Kiên, hiệu La Diên, người quận Hoằng Nông
vùng Hoa âm, cháu tám đời thái úy nhà Hán Dương Chân, bố là Dương
Trung, theo Vũ Văn Thái nổi dậy, được ban họ Lục Nhự, lại vì có quân
công nên được phong Tây Công. Khi sinh Dương Kiên, mẹ Lã Thị nằm
mộng thấy rồng xanh quấn bụng. Kiên mắt sáng như sao, tay có vân rất lạ,
xòe ra thì thành hình chữ Vương. Vợ chồng Dương Trung biết là tướng
quý, về sau có một ni cô (1) nói với vợ chồng họ Dương:
- Đứa bé này phú quý nói không hết, nhưng phải nuôi xa cách cha mẹ mới
thành người được, bần đạo xin nguyện nuôi nấng, dạy dỗ cho.
Lã Thị bèn phó thác cho ni cô, nhưng vì ni cô chỉ mỗi một thân, ở am vắng,
nên đi đâu lại phải nhờ người trông nom. Hôm ấy, ni cô nhờ một bà già tới
am trông coi, đang lúc bồng Dương Kiên, thấy đầu Kiên mọc hai cái sừng,
toàn thân sinh vẩy cứng, chẳng khác gì hình con rồng, bà già hoảng hốt, la
ầm ĩ là quái vật rồi quăng tọt xuống đất, may vừa lúc ni cô trở về, vội ôm
ngay lấy mà xuýt xoa, vỗ về:
- Làm thằng bé của ta sợ đây mà. Hãy chờ xem vài năm nữa nó làm hoàng
đế đấy!
Cũng là vì trời muốn khuấy đảo thiên hạ, cho nên cuối cùng là bậc thánh
nhân cũng ra đời.
Vài năm sau, Dương Kiên lớn, ni cô đem trả cho nhà họ Dương, chẳng bao
lâu, ni cô hóa, Dương Trung cũng qua đời, Dương Kiên dược nối chức của
cha làm Tùy Công. Chu Vũ Đế thấy Dương tướng mạo kỳ lạ, thường hay
ghen ghét, nhiều lần sai người đoán tướng Dương, họ biết Dương có phúc
lớn sau này, nên đều che chở cho, Dương cũng biết Vũ Đế ngờ mình, bên
đem con gái gả cho thái tử để hòng giữ được lòng tin của vua Chu. Đến khi
Chu Vũ Đế lui về làm Thái thượng hoàng. Thái tử lên ngôi, tức Chu Tuyên