Đế. Tuyên Đế mỗi khi đi tuần thú, sau khi Thượng hoàng chết, đều giao
cho Dương coi giữ kinh thành. Tuyên Đế vốn nhu nhược, Dương lúc này
vây cánh đã thành, bèn đoạt ngôi nhà Chu, thay hiệu nước là Tùy, đổi sang
năm thứ nhất đời Khai Hoàng.
Chính là:
Mãng (2) cậy cha hờ toan cướp Hán
Thảo mưu gái đẹp cốt nghiêng Lưu
Gian hùng một duộc xưa nay thế
Đổi chúa thay hoa sớm lại chiều.
1 Ni cô: Sư nữ, tiếng Phạn là tỷ khiêu ni, là nhà sư nữ đã thụ giới đủ 400
điều (N.D).
2 Tức Vương Mãng, giết con rể, cướp ngôi của cháu ngoại, lập nhà Tần
Mãng, được mười lăm năm, bị giết, Quang Vũ lập lại nhà Hán.
Vua Tùy mới lên ngôi, lập Độc Cô Thị làm hoàng hậu, Dương Dũng làm
thái tử, con thứ là Dương Quảng làm Tấn Vương, mọi chuyện đều trôi
chảy, chỉ có hoàng hậu Độc Cô ghen tuông ghê gớm, không bao giờ cho
vua Tùy được gần đàn bà. Bá quan trong triều đình, về văn thì có Lý Đức
Lâm, Cao Quỳnh, Tô Uy; võ thì có Dương Tố, Lý Uyên, Hạ Nhược Chúc,
Hàn Cầm Hồ. Vua sáng tôi hiền, dần dần đã có tính chuyện mở mang bờ
cõi, nghĩ chuyện thu chín châu về một mối. Nếu như Nam triều mà kẻ trị vì
cũng biết trông coi đất nước, trọng dụng hiền tài, thì cũng chưa chắc hươu
về tay ai (1).
Thường thì vị vua sáng nghiệp bao giờ cũng cần cù, khó nhọc, các vua giữ
nước thì lại ăn chơi nhàn nhã. Vua sáng nghiệp thường gần gũi người chính
trực, xa kẻ gian tà, nịnh hót. Vua nối nghiệp thường ghét bậc lão thần, thích
bọn trai trẻ. Một trong các vua thuộc loại sau là vua Trần, Trần Thúc Bảo