Vương, tên tuổi lẫy lừng, nay bị giam ở chùa Phổ Thịnày, nên họ hay lui tới
thăm hỏi. May có người được đọc bài thơ, rồi truyền cho nhau cùng ngâm
nga, mãi tới hành tại của Túc Tông cũng biết. Túc Tông nghe thấy, động
lòng than thở, nhân đấy thường ngâm nga. Chỉ có ba chữ "Ngưng Bích Hồ"
là nhắc tới một cách kín đáo việc tuẫn tiết của Lôi Hải Thanh.
Mãi đến khi giặc loạn đã dẹp xong, Túc Tông về Tây Kinh, bàn tới việc
thưởng phạt các quan. Lôi Hải Thanh được truy thưởng lòng trung nghĩa.
Lúc này đám quan viên theo giặc, cũng là bị giam hãm trong tay giặc đều
định tội khác nhau, Vương Duy tuy chưa từng hàng giặc, vẫn thuộc loại bị
giặc giam giữ, nên đáng ra cũng trong vòng có tội nhưng em ruột là Vương
Tấn, đang làm Hình bộ thị lang, dâng biểu xin từ bỏ hết quan chức để
chuộc tội cho anh. Túc Tông nhân nhớ tới bài thơ "Ngưng Bích Trì" này, có
mang ý không quên ơn vua, liền đặc chỉ xá tội, lại cho được giữ nguyên
chức quan như cũ. Đó là chuyện sau này.
Chính là:
Có người ngay tuẫn tiết
Được thơ càng nổi tiếng
Có kẻ đáng gia hình
Vì thơ mà được miễn.
Lại nói An Lộc Sơn sau khi bị mù mắt, càng thêm bạo ngược, ngay cả với
kẻ thân cận dưới quyền. Thấy ai cũng nghi ngờ, sợ hãi, đến nỗi như phát
điên, công việc sai sót càng nhiều, càng lớn. Vì vậy lòng người ngày càng
ly tán, kẻ thân cận xưa nay cũng thành cừu thù.
Vậy nên:
Tội lỗi sau trước chất núi
Đất trời sớm muộn phân thây.
Chẳng biết về sau sự việc ra sao, xin xem hồi tiếp phân giải.