1 Vùng bắc Trung Quốc xưa, mùa đông chưa đủ phương tiện chống rét,
thường dùng giấy và hồ dán kín cửa sổ, mùa hè lại bóc ra. Chữ "Hồ”, là
keo dán, đồng âm với "Hồ”, là tộc Hồ, chỉ An Lộc Sơn.
2 Áo dài lễ của người Trung Quốc xưa có ống tay vừa dài vừa rất rộng, có
thể che kín hai bàn tay, giấu các vật lớn. "Thùy y nhị trị thiên hạ", rũ tay áo
ngồi mà thiên hạ yên vui, chỉ cách cai trị thiên hạ của thời Nghiêu Thuấn.
Thượng hoàng liền hỏi Phan Xước:
- Khanh có nói như vậy không?
Phan Xước vốn là kẻ hay khôi hài, nổi tiếng nhanh trí, xưa kia trước mặt
nhà vua hay kể chuyện bông đùa mua vui, là nghiệp riêng của quan hề, nên
giờ cũng không chút lúng túng, sợ hãi, vẫn điềm nhiên thưa:
- Lộc Sơn mộng thấy hai chuyện này thật, thần cũng có nói như vậy. Thần
nghĩ rằng cả hai mộng này đều rất xấu, Lộc Sơn chết đến nơi rồi. Cho nên
thần không muốn nói thật để mang họa vào thân, mà tìm lời khéo léo tán
dương, chính là để giữ được cái thân hèn này, mong có được ngày hầu hạ
thượng hoàng vậy.
Thượng hoàng hỏi:
- Vì sao hai giấc mộng này đều xấu, khanh biết Lộc Sơn tất đại bại?
Phan Xước tâu:
- Giấy dán chặt vững là nhờ có hồ, nay giấy bong, hồ hỏng còn gì. Tay áo
lụng thụng thì hai tay còn múa may quay cuồng gì nữa. Há chẳng phải là
điềm trời báo trước Lộc Sơn chết hay sao!
Thượng hoàng nghe ra, thích chí cười vang, liền vẫn cho Phan Xước sung
chức thị thần như xưa.
Chính là:
Người nghe được dịp cả cười
Người kể trút hết tột đi nhẹ nhàng.
Từ đó Phan Xước lúc nào cũng được hầu hạ cạnh thượng hoàng, kể hết
chuyện Đông Kinh đến Tây Kinh, chêm vào những câu vui đùa, làm