chẳng có chuyện mất mát, trách phạt gì cả. Không ngờ xảy ra chuyện phủ
bên mất cướp ra sao, quan trên bắt phủ Tế Châu này bồi thường, bắt cướp
thế nào, lâu nay tận tình điều tra, truy lùng mà vẫn không tăm hơi, đêm
ngày lo lắng vất vả thật chẳng lúc nào yên. Tự Xương nghe xong, liền nhân
đó nói:
- Chính vì trong số những người bắt cướp có Tần Quỳnh, mà gần đây là
công vụ tới Trường An, vốn cùng tiểu nhân đây là bạn bè “bát bái chi
giao". Mới rồi đây tiểu nhân tới Tế Châu này để dự lễ mừng thọ Tần mẫu,
mới biết chuyện Tần Quỳnh bị dính dáng rất khổ vì chuyện này, nên hôm
nay tiểu nhân đặc biệt đến dây, để xin Thứ sử hãy tìm cách giải thoát cho
Tần Quỳnh khỏi chuyện phiền toái này.
Lưu Thứ sử đáp:
- Nhân huynh ở xa, có điều không rõ, bọn Tần Quỳnh này chuyên thông
đồng với tụi cướp, dung túng cho chúng để rồi cùng nhau chia của cướp
được cốt tìm mọi cách lên được tới chức kỳ bài quan, lại tìm cách kết giao
với bọn lục lâm ở khắp các châu quận xa gần. Tiểu đệ đã hỏi rõ chuyện này,
vì thế mới nhất quyết khoác chặt việc bắt bọn cướp vào cổ Tần Quỳnh.
Nhược bằng không bắt được bọn cướp thì phải làm bồi thường số bạc. Nếu
cứ như lời nhân huynh mà khoan dung cho Tần Quỳnh, thì cướp làm sao
mà bắt được, khi đó thì số bạc ba nghìn lạng, tiểu đệ sẽ phải bồi thường.
Tiểu đệ định ngày mai làm công văn, giải Tần Quỳnh đi Đông Kinh cho
tổng lý Vũ Văn Thuật xử lý. Hôm nay nhân huynh nói thế, tiểu đệ chỉ có
thể gia hạn cho Tần Quỳnh để có thêm thời gian bắt cướp tìm bạc mà thôi.
Tự Xương nói:
- Tiểu đệ tưởng rằng, Đông Kinh chỉ cần có bạc cho đủ là được, người có
hay không, chỉ cần nói rõ trong công văn là được rồi.
Lưu Thứ sử đáp:
- Thì cái khó ở chỗ ba nghìn lạng bạc. Tiểu đệ thì lấy đâu ra mà đền. Cứ bổ
đầu các huyện đâu phải dễ dàng, tiền bạc là xương máu của dân, họ đâu
phải dễ kiếm, dễ nạp. Vì vậy mới phải cố sống cố chết mà bắt cho kỳ được
bọn cướp.
Tự Xương thấy rõ ý của Lưu Thứ sử, chỉ cần bọn Thúc Bảo có đủ số bạc ba