tạm ngâm thơ làm phú, đánh trống dạo đàn, vớ thương kiếm múa một hồi
giải khuây, cũng đủ một đời. Việc gì phải cúi đầu làm tay chân cho bọn phú
huyện ăn bẩn, phải nghe theo chúng sai phái. Bắt được cướp thì công của
chúng cả, tìm lại được của thì chúng vơ vét, thành mình chỉ lao tâm khổ
lực, làm giàu cho chúng. Không bắt được bọn trộm cướp, lại bị chúng vu
cho tội thông đồng. Nếu cùng vào hùa với bọn phủ huyện thì lại thành
phường giá áo túi cơm, phản nước hại dân. Làm làm gì, ta không đi!
Kiến Uy nói:
- Đại ca, làm quan thì cũng phải từ thấp rồi mới cao. Lập công thì cũng có
nhỏ rồi mới có lớn. Ban đầu Hàn Tín cũng chỉ từ người lính mà nên. Đại ca
không học cầm bút, thì sao có thể làm thơ viết phú. Đại ca quên rằng, các
bậc tiền bối của nhà ta, không cần vào sự che chở của cha ông dòng dõi, mà
chỉ cần một thương một đao làm nên sự nghiệp. Thậm chí chỉ để mưu sống
thì cũng vẫn phải làm kia mà.
Buồn chẳng văn chương, tuyết, nguyệt, hoa
Đành theo đao kiếm nối nghiệp nhà
Ngọc lành ẩn núi ai người biết
Gặp vận rồi ra rạng sơn hà.
Đang nói chuyện, thì thấy Ninh phu nhân từ nhà trong ra, nói chuyện nhỏ to
với Kiến Uy rồi bảo Thúc Bảo:
- Con quá khí khái. Nhưng Phàn đại ca của con cũng có lý đấy, con suốt
ngày chỉ rong chơi không có việc gì nên hồn, cái này không thể lâu dài.
Nếu nhận một chức quan nào đó, chí ít cũng có được một ràng buộc, chẳng
còn thì giờ mà lêu lổng. Bắt cướp trừ trộm, lập ít công danh buổi đầu cũng
là tốt. Ta từng nghe kể, ông nội con từ chức vệ sĩ của Đông cung mà làm
nên. Con đừng câu chấp quá thế.
Thúc Bảo vấn hiếu thuận, nghe mẹ nói thế, đành phải nghe theo không dám
cãi. Ngày hôm sau, cùng Kiến Uy đến gặp thứ sử. Viên thứ sử này họ Lưu,
tên Phương Thanh, thấy Thúc Bảo: