Năm 794, Nhật hoàng Kammu (782-805) quyết định bỏ Nara, mà ông
cho là ảnh hưởng Phật giáo quá nặng nề, các nhà sư chen vào chính sự. Vua
dời đô về Heian-kyõ (thành Hòa Bình), tức Kyoto bây giờ, (Kyoto trở
thành kinh đô Nhật từ 794 đến 1868), xây dựng một thời đại mới trong lịch
sử Nhật Bản: Thời đại Heian (thời đại Thái Bình) trong gần 400 năm (794-
1185), chủ yếu dưới quyền nhiếp chính của dòng họ Fujiwara. Thời Heian
chia làm hai giai đoạn: Thế kỷ đầu dưới thời Kõnin và Jõgan nhiếp chính
(794-894), Nhật vẫn còn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và sang thời
Fujiwara (894-1185), Nhật tách rời văn minh Trung Quốc.
Nửa cuối thế kỷ XII, Fujiwara dần dần suy yếu, xảy ra sự tranh chấp
chiến tranh giữa hai phe Taira và Minamota. Minamota no Yorimoto thắng
trận, năm 1185, lên nắm quyền nhiếp chính, chấm dứt thời đại Heian; kết
thúc thời hòa bình quân chủ, bắt đầu thời phong kiến chiến tranh.
Minamota được phong Shõgun (Đại nguyên soái) và dựng một chính quyền
quân sự ở Kamakura. Kamakura trở thành kinh đô quân sự của nước Nhật
thời chiến. Shõgun, hay sei-i-tai shõgun, nguyên là chức vua ban cho viên
tướng cầm quân đi đánh "rợ" (chức vụ này giới hạn trong thời gian chỉ huy,
và xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản lần đầu, năm 720). Nhật hoàng Go-
Toba (1185-1198) phong cho Minamota no Yorimoto làm Shõgun suốt đời,
cha truyền con nối, như ngôi chúa. Nhà Chúa hay Shõgun thực sự nắm
quyền, dưới danh nghĩa phò vua, như nước ta dưới thời vua Lê, chúa Trịnh.
Thời đại Kamakura kéo dài 140 năm (1192-1333), văn chương chuyển sang
khuynh hướng sử thi.
MURASAKI SHIKIBU TRONG DÒNG LỊCH SỬ
Trở lại với thời đại Heian (794-1192) được coi như thời kỳ cổ điển của
văn hóa Nhật, dưới quyền nhiếp chính của dòng họ Fujiwara, Nhật bắt đầu
giữ khoảng cách với Trung Quốc để tạo dựng nền văn minh riêng của mình.
Trong 4 thế kỷ, trăm hoa đua nở, tương tự như thời kỳ Phục Hưng ở Âu