TUYỂN TẬP TÁC PHẨM YASUNARI KAWABATA - Trang 1259

Người ta không biết tên thật của nàng. Vì thời ấy người đàn bà không có

tên chính thức? Vì không có sổ hộ tịch, chỉ ghi tên những người có chức
sắc? Trong Truyện Genji, những nhân vật nữ thường mang biệt hiệu như
Khuê nương (La Dame de la Chambre), Dạ nương (Belle du soir), Đằng
trang nương (La Dame du clos aux glycines), Tử Thảo (Murasaki)... bỏi vì
nhu cầu văn chương, hay vì thời ấy, người đàn bà chưa có tên (?).

Vào triều, người ta gọi nàng là Tô - Shikibu, biệt danh hơi châm biếm,

kiểu như "Cây đằng bộ Lễ", bởi Shikibu nhắc nhở chức vụ cha nàng làm
việc ở bộ Lễ, còn Tô - là do chữ fuji (ám chỉ phe Fujiwara) đọc theo âm
Hán Nhật - nghĩa là glycine (cây đằng).

[1]

Đằng còn có tên nôm là mây, một giống cây leo, hoa chùm, màu canh

như mây, tha thướt võng xuống, yểu điệu như dáng người con gái. Trong
Kiều có câu Tuyết sương che chở cho thân cát đằng. Tuyết sương chỉ người
đàn ông (xông pha sương gió), cát là cây sắn, đằng là cây mây, cát đằng
vừa chỉ thân phận lẽ mọn, vừa chỉ thân phận người đàn bà, giống như dây
leo, như cây mây, cây sắn, sống nương thân nam tử.

Murasaki là một loài tử thảo, và cũng là tên vai chính nữ trong truyện.

Sau này, người đọc đã lưu lại Murasaki Shikibu như bút hiệu của nàng.

Thơ Murasaki chịu ảnh hưởng Đường thi, nhưng văn xuôi của nàng,

thoát khỏi khung cảnh văn hóa nhà Đường để hình thành ngôn ngữ tiểu
thuyết Nhật Bản.

Truyện Genji

Truyện Genji là một tiểu thuyết hư cấu trên nền xã hội Nhật thời đại

Heian. Tác phẩm dày trên 2000 trang, chia làm 54 quyển (hay chương), dàn
trải trên dưới 70 năm, với 3 thế hệ, gồm nhiều nhân vật, viết về cuộc đời
trầm nổi của hoàng tử Genji.

Quyển 1, vào đầu như một truyện cổ tích: Genji là một hoàng tử đẹp trai,

con người thiếp sủng ái của Nhật hoàng, Khuê nương - sức khoẻ mong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.