manh, lại gặp những chèn ép, ghen tị trong đời sống vương triều - đã chết
khi Genji còn thơ.
Từ quyển 2 đến quyển 11: Thời thanh niên của Genji. Mỗi quyển là một
truyện tình. Mối tình dày vò nhất với Đằng trang nương, hoàng hậu, qua lần
gặp gỡ thầm lén, kết sinh hoàng tử Kaoru mà vua cha tưởng là con mình,
lập làm thái tử. Mối tình chung thủy nhất, chàng dành cho Tử thảo -
Murasaki, người bạn đường và cũng là người tri kỷ.
Quyển 12 và 13: Vì tư thông vối người thiếp của vua (anh cả đã lên ngôi,
sau khi vua cha mất), Genji bị đi đày ở Suma, rồi Akashi.
Quyển 14 tới 36: Thời vàng son: được ân xá, Genji trở về triều. Người
anh thoái vị. Chàng trở thành Tể tướng. Kaoru lên ngôi, được mẹ trước khi
mất cho biết bí mật của đời mình, muốn nhường ngôi cho cha, nhưng Genji
không nhận. Genji trở thành Tể Tướng Thái thượng hoàng.
Quyển 37 đến 41: Thời hoạn nạn: định mệnh như vòng nhân quả bắt
Genji trả giá: người vợ trẻ mới cưới của chàng có con với người khác. Rồi
Tử thảo từ trần. Genji không thể quên người bạn đường tiết hạnh, chàng
chết trong hiu quạnh ở tuổi ngũ tuần. Phần thứ nhất của tiểu thuyết chấm
dứt ở đây. Phần thứ nhì, từ quyển 42 đến 54, viết về cuộc đời Kaoru, kém
may mắn hơn cha.
Truyện Genji được René Sieffert dịch sang tiếng Pháp làm hai chặng:
Năm 1978, ông cho xuất bản tập đầu (từ quyển 1 đến quyển 33). Mười năm
sau, 1988, ông hoàn thành việc dịch toàn bộ. Vì sự khác biệt giữa tiếng
Nhật cổ và tiếng Nhật ngày nay, cho nên khoảng 1950, Truyện Genji - cũng
giống như phần đông các tác phẩm cổ điển khác - được viết lại sang văn
phong hiện đại, dưới ngòi bút Tanizaki Junichiro, một trong những nhà văn
đương thời nổi tiếng nhất của Nhật, tác phẩm trở thành best- seller. René
Sieffert phân vân không biết nên chọn lối viết nào để dịch tác phẩm xuất
hiện cách đây một ngàn năm, giọng Madame de Lafayette (1634-1693) hay
giọng Marcel Proust? Dịch một nhà văn mà ông tự hỏi có nên gọi là Marcel
Proust Nhật Bản hay phải gọi Proust là Murasaki Pháp? Mà dù gọi thế nào