đến tác dụng của nó trong lòng người đọc: "Trong những lời bịa đặt ấy,
củng có chỗ viết chí tình, gây những cảm xúc rất thực trong lòng người
đọc... Có truyện tưởng như không thể tin được, nghe lần đầu ta ngạc nhiên,
tựa đầu trên gối nghe lại lần nữa, ta thấy khó chịu, hoặc bị chinh phục hoàn
toàn" (trang 507).
Và vẫn qua giọng ông hoàng, Murasaki tóm tắt quan điểm tiểu thuyết
của mình: "Dĩ nhiên không phải là việc phản ánh những sóng gió trong
cuộc đời thực của một nhân vật, mà là sự quan sát không ngừng bao nhiêu
lối sống đẹp, xấu trên đời. Tha thiết lắng nghe sự sống, ta sẽ tìm thấy
những điều muốn gửi lại mai sau, và cũng bởi không thể giữ mãi cho riêng
mình, nên đành phải viết ra", "...mỗi cách viết có những tầm cỡ nông sâu
khác nhau, nhưng nếu ném chung vào một lò "bịa đặt" là một ngộ nhận lớn
lao. Ngay trong Phật pháp, cũng có những "cách tiếp cận" lời giáo huấn của
đức Phật" (trang 507). Phải chăng đó là một trong những định nghĩa sớm
nhất về hư cấu và về cách đọc?
Trước Murasaki, thế giới chưa khám phá ra, hoặc không còn để lại cuốn
tiểu thuyết nào trong nghĩa hư cấu như chúng ta quan niệm. Truyện Genji,
viết theo lối văn nói. Vì viết theo lối văn nói thời bấy giờ, tác phẩm là một
kho tàng ngữ học và xã hội học về nước Nhật cổ. Cho nên, chỉ hai thế kỷ
sau, những nhà nghiên cứu Nhật đã bắt đầu tìm hiểu, phân tích tác phẩm,
và từ thế kỷ XVII trở đi, sự khảo sát càng ngày càng sâu rộng thêm. Hiện
nay, Truyện Genji được xếp vào một trong 4, 5 kiệt tác mọi thời của nhân
loại. Năm 2000, báo chí Pháp kỷ niệm sinh nhật 1000 năm tác phẩm "tiểu
thuyết đầu tiên của loài người". Vị trí đó không phải là không xứng đáng.
KAWABATA 1899-1972
TÂM HỒN NHẬT BẢN
Tác phẩm mở của phương Đông